MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một lò nướng bánh mỳ thủ công có lịch sử hơn 1000 năm tuổi ở Gruzia. Ảnh: Tường Minh

Bánh mỳ không phải là thực phẩm và những chuyện thú vị ít người biết

Tường Minh LDO | 20/07/2021 13:00

Nhân sự tranh cãi liên quan đến việc bánh mỳ có phải là thực phẩm hay không, mới nhớ, không nhiều người biết, bánh mỳ là một trong những kỳ tích văn hoá của nhân loại, do người Ai Cập phát minh từ thời đồ đá mới.

Người Ai Cập phát minh ra bánh mỳ

Theo nhiều tài liệu lịch sử thì vào thời kỳ đồ đá mới, nhờ nắm được kỹ thuật lên men, người Ai Cập sống bên bờ sông Nile đã phát minh ra bánh mì. Đây được đánh giá là một trong những kỳ tích văn hóa của nhân loại.

Hiện tại bảo tàng Louvre (Pháp) có trưng bày nhiều bức tượng nhỏ mang túi lúa mì nặng trên lưng. Và trên bàn thờ lễ, người ta thấy những chiếc bánh lớn được khắc trong đá. Đó là những chiếc bánh mì mà lời cầu nguyện của người sống biến chúng thành bánh thật cho người chết.

Báh mỳ, món ăn hàng ngày của người Gruzia và nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Tường Minh

Và trên thành những kim tự tháp hay lăng tẩm, người dân ở thế giới bên kia vẫn có thể tìm được nhiều công thức làm bánh khác nhau. Theo những ghi chép bằng chữ tượng hình Ai Cập, có đến 19 loại bánh mì với cách và thời gian làm chín khác nhau, như đổ khuôn hay nướng trực tiếp trên đá…

Homer, một trong những nhà thơ Hy Lạp cổ đại, tác giả của hai tác phẩm Iliad và Odyssey từng đánh giá người văn minh khác với người hoang dã nhờ đặc điểm "ăn bánh mì".

Còn trong cuốn Lịch sử bánh mì từ 6.000 năm, Heinrich Eduard viết: "Bánh mì chế ngự tinh thần và vật chất của thế giới cổ đại, từ người Ai Cập đã phát minh ra và biến bánh mì thành nền tảng của đời sống kinh tế của họ, cho đến khi người Do Thái biến bánh mì thành điểm xuất phát của pháp chế tôn giáo và xã hội.

Sau đó là người Hy Lạp đã biết sáng tạo ra những huyền thoại sâu sắc và trang trọng nhất về những bí ẩn của thành Eleusis. Cuối cùng là người La Mã đã biến bánh mì thành một vấn đề chính trị. Cho tới ngày Chúa Jesus nói: "Hãy ăn đi! Ta là bánh hằng sống!".

Người Hy Lạp đã chiếm phát minh của người Ai Cập

Xuất phát từ Ai Cập, bánh mì đến Hy Lạp, Roma và phương tây để trở thành một loại lương thực cơ bản, là thành phần tham khảo và điều hòa xã hội.

Đáng chú ý là trong số chiến lợi phẩm từ các cuộc trường chinh của Alexandre Đại Đế (356-323 trước Công Nguyên), người Hy Lạp đã chiếm được phát minh của người Ai Cập là bánh mì! Tuy nhiên, bánh mỳ sau đó được người Hy Lạp cải tiến nó và thêm vào các hương vị như hồi hay mật ong để tạo ra đến 72 món ăn khác nhau.

Một lò nướng bánh mỳ thủ công ở Gruzia. Ảnh: Tường Minh

Sau này, những nô lệ Hy Lạp phục vụ người La Mã đã dạy lại cho họ nghệ thuật làm bánh này. Những thợ làm bánh mì đầu tiên được gọi là "depistores" (những người dùng chày để giã bột). Đây là công việc cha truyền con nối mà người con trai không thể từ chối, nếu không sẽ bị phạt nặng.

Tại Pháp, vào năm 630, dưới thời vua Dagobert, triều đình đã ra quy định đầu tiên liên quan đến bánh mỳ: Các tiệm bánh mì phải nằm gần hoàng gia, các thành trì và tu viện. Những người làm bánh mì được gọi là "talemelier" (bắt nguồn từ "tamis" - cái rây được dùng để sàng bột).

Vào thế kỷ XI, bánh mì là một trong những loại lương thực chính. Được Cơ Đốc Giáo khuyến khích sản xuất và phân phối, nó trở thành nguồn thu nhập chính của giáo hội. Phần lớn nông dân tự làm bánh và chỉ trả một khoản phí để xay hạt và một khoản khác để được quyền sử dụng lò nướng chung, từ đó xuất hiện loại bánh mì đen.

Ngày nay trên thế giới, bánh mì được dùng làm thước đo biểu tượng chỉ ra những dấu hiệu đầu tiên về tình cảnh đói kém hay giá cả tăng vọt. Như Lionel Poilâne – nghệ nhân bánh mỳ kỳ tài, được mệnh danh là một trong những ông vua bánh mỳ nước Pháp trong thế kỷ XX từng viết: "Kể về lịch sử bánh mì, là kể một chút về lịch sử của loài người".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn