MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh hoạ. Ảnh KH

“Chuyển hướng” cho voi Đắk Lắk

Trần Việt LDO | 29/07/2022 11:12
Ngay từ năm 2020 thì vấn đề voi du lịch ở Đắk Lắk đã được quan tâm, khi số voi nhà tại Việt Nam hiện chỉ còn không quá 100 cá thể, trong đó Đắk Lắk có gần 40 cá thể quản lý riêng lẻ, chủ yếu phục vụ du lịch, hầu hết lớn tuổi, khả năng sinh sản thấp, nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Cuối tháng 4.2022, Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng, cùng Tổ chức Động vật Châu Á - Animal Asia Foundation (AAF), đã trình Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk xin ý kiến góp ý dự thảo Văn kiện dự án: “Hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh”. Cụ thể, UBND tỉnh Đắk Lắk giao Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị khẩn trương hoàn thành phương án mô hình sản phẩm “Du lịch thân thiện với voi” ngay trong năm 2022.

Thực tế việc cho du khách cưỡi voi đem lại thu nhập rất cao cho nguời làm du lịch: Mỗi chuyến đi vòng quanh và xuống hồ Lắk để du khách nếm trải cảm gác bồng bềnh trên lưng voi; chưa đầy 15 phút, khách trả cho chủ voi 400.000 - 450.000 đồng, mà có những ngày cao điểm, gần như voi “kín chỗ” không còn một khe hở nào nghỉ ngơi. Để sang loại hình mới như: Voi chào khách, voi tắm, voi phun nước, voi vẽ tranh, cho voi ăn…, xem ra vẫn còn rất xa. Bởi việc “huấn luyện” sang loại hình mới chưa thuần phục được voi, chưa có “sản phẩm”.

Được biết năm 2018, mô hình “Du lịch thân thiện với voi” đã được thử nghiệm tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, dưới sự tài trợ kinh phí, hướng dẫn kỹ thuật của AAF, nhưng cho đến nay, việc nhận thức của cộng đồng người dân nói chung và các cá nhân, tổ chức nuôi voi nói riêng trong việc quản lý, chăm sóc, sử dụng voi khai thác du lịch, tránh ngược đãi voi, tránh làm tổn thương sức khỏe voi, vẫn chưa có sự đồng bộ. “Cưỡi” voi hiện vẫn là loại hình du lịch duy nhất ở Đắk Lắk bất chấp cả khi voi bị thương vẫn phải phục vụ khách du lịch - là câu chuyện buồn của voi hồi tháng 2.2022 ở Buôn Đôn.

Ở một số quốc gia thuộc Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, voi trong khai thác du lịch cũng đã có nhiều thay đổi, chủ yếu là tạo sự thân thiện gần gũi với du khách. Nên chăng voi ở Đắk Lắk cũng nên theo xu hướng của thế giới trong việc bảo tồn động vật quý hiếm, nhanh có sự chuyển hướng trong phục vụ du khách, để bảo vệ đàn voi, ngày càng ít đi, già hơn, sức khỏe giảm sút…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn