MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Triển lãm “Đà Lạt - Khơi nguồn cảm hứng điện ảnh”. Ảnh: Việt Hùng

Công nghiệp điện ảnh Việt Nam cần những ưu đãi về thuế, thành lập Quỹ Điện ảnh...

TRẦN Việt (lược thuật) LDO | 24/11/2023 12:30

Ngày 23.11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm tạo diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính… cùng chia sẻ thông tin, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.

Cục trưởng Cục Điện ảnh, họa sĩ Vi Kiến Thành nêu rõ: Một trong những mục tiêu quan trọng trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Chính phủ ban hành và Luật Điện ảnh được ban hành tháng 6.2022 nhấn mạnh, điện ảnh vừa là ngành nghệ thuật, vừa là ngành kinh tế; từng bước xây dựng điện ảnh Việt Nam trở thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút khách du lịch và tạo vị thế của điện ảnh Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

Bà Ngô Thị Ngọc Oanh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ VHTTDL với tham luận: “Một số nghiên cứu về chính sách ưu đãi trong phát triển điện ảnh” có nêu: Thông qua việc nghiên cứu một số chính sách ưu đãi trong phát triển điện ảnh những năm qua cho thấy Nhà nước đã có sự ưu đãi rất cụ thể về thuế, đất đai, đầu tư… Tuy nhiên, để bảo đảm thực thi có hiệu quả các chính sách phát triển điện ảnh, xin kiến nghị với Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Đất đai, Luật Đầu tư, theo phương thức đối tác công tư, các Luật Thuế có liên quan theo hướng cụ thể hóa chính sách đầu tư cho văn hóa, trong đó có điện ảnh. Kiến nghị với Chính phủ xem xét, sửa đổi, ban hành các chính sách mới về khuyến khích xã hội hóa hoạt động văn hóa phù hợp với giai đoạn hiện nay. Bà Trần Hải Vân - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ VHTTDL đặt vấn đề về Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh: Mặc dù Điều 41 Luật Điện ảnh năm 2022 quy định các tổ chức nước ngoài sản xuất phim sử dụng bối cảnh quay tại Việt Nam, các dịch vụ sản xuất phim do tổ chức của Việt Nam cung cấp được ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghị định hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề này. Trong khi đó, ngay cả những nền điện ảnh lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Hàn Quốc… và các nước trong khu vực đều có những chính sách ưu đãi cho các dự án làm phim dưới nhiều hình thức đa dạng như miễn phí bối cảnh quay, hoàn tiền mặt đối với chi phí sản xuất, miễn giảm thuế...

Bà Vân nêu lên một số hạn chế của điện ảnh Việt Nam khi vươn mình ra thế giới. Có quá ít phim Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các liên hoan phim...

Tham luận “Nền công nghiệp điện ảnh cần những con người công nghiệp” của Nghệ sĩ Ưu tú, đạo diễn Phi Tiến Sơn: Đó là có đào tạo (trong trường và ngoài đời), có kỷ luật, có khả năng làm việc nhóm và có ý thức (ý tưởng, ý muốn) làm ăn lớn.

Theo ông Trần Thanh Hoài - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến Lâm Đồng - Đà Lạt xây dựng các phim trường lớn...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn