MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Du lịch ĐBSCL cần một thương hiệu và hướng đi riêng

THÀNH NHÂN - NGUYỄN TRI LDO | 04/07/2020 14:52

Ngày 4.7, tại TP.Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị sơ kết thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL.

Tại hội nghị, ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ - cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được hình thành bởi phù sa của sông Mekong, một trong 7 con sông lớn nhất thế giới. Nơi đây có hệ thống tài nguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng, có nét đặc thù riêng như: Du lịch biển đảo, du lịch sinh thái sông nước đô thị, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa, chợ nổi, du lịch tâm linh...  

Ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ - phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thành Nhân

“Thời gian qua, các địa phương trong vùng đã tham mưu cơ chế chính sách phát triển du lịch; đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng; đẩy mạnh liên kết hợp tác; chú trọng công tác quảng bá xúc tiến; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; nâng năng lực cạnh tranh của các điểm đến và dịch vụ du lịch, từng bước khẳng định thương hiệu du lịch ĐBSCL với du khách trong và ngoài nước” - ông Hiển nói.

Ông Hiển cho rằng, Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long là cơ sở để các địa phương đẩy mạnh hợp tác giữa các tỉnh thành trong vùng và cả nước, nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại, khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch; phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa của từng địa phương, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, chuyên nghiệp, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, tạo thương hiệu, thúc đẩy du lịch thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển hơn nữa.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM - phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thành Nhân

Ông Nguyễn Văn Đức - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - cho biết, ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 trong nước được kiểm soát, Sở Du lịch TP.HCM, Hiệp hội du lịch Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội du lịch TP.HCM và Hiệp hội ĐBSCL đã tổ chức nhiều hoạt động, nhiều chương trình, sự kiện để khôi phục hoạt động du lịch trong thời gian “ngủ đông”, đặc biệt là phát động chương trình kích cầu du lịch, nhằm khỏi động lại và khôi phục hoạt động du lịch sau dịch COVID -19.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tặng quà lưu niệm đến với các đồng chí lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố tại hội nghị sơ kết thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Ảnh: Thành Nhân

Theo ông Đức, để triển khai hiệu quả chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL cần tiếp tục triển khai các biện pháp về phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều chương trình khảo sát tuor, tuyến sản phẩm du lịch của từng địa phương, của vùng, của khu vực để liên kết, kết nối xây dựng và phát triển các sản phẩm, tuyến du lịch liên kết vùng, tuyến du lịch xuyên tâm; Phối hợp tổ chức các sự kiện, các diễn đàn, các hoạt động - thông qua đó sẽ quảng bá, truyền thông, giới thiệu điểm đến an toàn để thu hút khách du lịch nhất là khách du lịch nội địa…

Theo ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM - đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó, du lịch là một những ngành bị thiệt hại nặng nề. Riêng ĐBSCL còn phải gánh chịu thiệt hại “kép” từ dịch bệnh và khô hạn.

Để kéo khách du lịch đến, những hộ nuôi cá lồng ở Cồn Sơn nuôi nhiều loại cá cảnh, cá lạ để níu kéo khách tham quan. Ảnh:Thành Nhân.

Để phục hồi ngành du lịch ông Phong cho rằng cần phải thực hiện các giải pháp như: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình kích cầu du lịch nội địa; Tập trung xây dựng thương hiệu du lịch TP.HCM  và 13 tỉnh, thành ĐBSCL; Chuẩn bị lộ trình xúc tiến các thị trường quốc tế, kết hợp với các đơn vị phân tích dữ liệu quốc tế để nắm bắt kịp thời tâm lý của du khách quốc tế; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ, kết nối từ phía chính quyền nhằm tạo cầu nối và thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển du lịch tại các địa phương; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong liên kết vùng để hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin nhanh chóng, kịp thời…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn