MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lý Dào Quyên trong chương trình "Trạm yêu thương". Ảnh: VTV

Hành trình "ngược chiều gió" của sinh viên dân tộc Dao gây xúc động

Hải Minh LDO | 26/02/2022 18:13

Nhiều khán giả xúc động bởi những câu chuyện thú vị xen lẫn ấn tượng về hành trình mang chữ xuống phố của Lý Dào Quyên. 

Trong chương trình "Trạm yêu thương" chủ đề "Ngược chiều gió" lên sóng sáng 26.2 trên kênh VTV1, Lý Dào Quyên giới thiệu em đến từ huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ước mơ trở của Quyên là trở thành luật sư và lo cho cuộc sống của mình.  

Năm 10 tuổi, Quyên bị tai nạn điện giật nên chỉ còn lại cánh tay trái. Càng lớn lên, Quyên càng cảm thấy mặc cảm về khiếm khuyết trên cơ thể mình. Vì sinh ra ở vùng núi nên việc tiếp cận việc học của Quyên khá khó khăn. 

Quyên kể, nhà cách trường tận 7km, nhưng ngày nào em cũng dậy sớm để đi bộ đến trường. Nhìn các bạn đạp xe đạp đến trường, Quyên cảm thấy ao ước nhưng vì em chỉ có 1 tay nên bố mẹ không cho em đạp xe đến trường.

Năm 10 tuổi, Quyên bị tai nạn điện giật nên chỉ còn lại cánh tay trái. Ảnh: CMH 

Kể về  hành trình xuống Hà Nội học đại học, Quyên kể lúc bấy giờ em mang 1 bao gạo, lỉnh kỉnh xoong nồi và 1,5 triệu đồng tiền mặt - số tiền mà cả nhà em gom góp mới có được. Lần đầu tiên xuống Hà Nội, chưa biết đi xe tuyến nào, nên thời điểm Lý Dào Quyên vừa đặt chân xuống Thủ đô đã là nửa đêm.

Sau khi vào ký túc xá mới biết không được nấu ăn nên lại mang đồ đạc về nhà. Khi được hỏi tự xoay sở với 1 cánh tay có vất vả không, Quyên trả lời: "Em chỉ sợ không được học, vất vả đến đâu em vẫn chịu được".

Tại chương trình, Chủ tịch Câu lạc bộ người Dao Việt Nam (công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) - TS. Bàn Tuấn Năng - kể lại những câu chuyện chân thực và cảm động về nhiều sinh viên người Dao khác có hoàn cảnh khó khăn và khát khao theo đuổi con chữ mãnh liệt như Lý Dào Quyên.

Câu chuyện của Lý Dào Quyên khiến nhiều khán giả xúc động. Ảnh: CMH 

Lý Dào Quyên cho biết, ông Tuấn Năng chính là ân nhân giúp đỡ khi một mình xuống Hà Nội nhập học. Đối với Quyên, điều lớn nhất mà em học được ở TS. Năng chính là kinh nghiệm sống để tiếp tục theo đuổi khát khao làm sinh viên của mình.

Lý Dào Quyên chia sẻ: "Chú không biết em như thế nào, không biết em là ai nhưng vẫn giúp đỡ em. Nếu không có chú, em sẽ không được làm sinh viên như bây giờ". Hiện tại, Quyên ở một chung cư với các bạn sinh viên người Dao. 

Theo TS. Bàn Tuấn Năng, giữa đô thị xô bồ, có một xóm nhỏ để cùng nhau ôn lại ký ức, sinh hoạt là điều hạnh phúc khi nhớ núi rừng. TS. Bàn Tuấn Năng kể lại, năm thứ 2 ở lại Hà Nội để mưu sinh, Quyên muốn về ăn Tết và cùng gia đình chụp ảnh nhưng TS. Bàn Tuấn Năng bắt Quyên ở lại bán hàng. Những ngày Tết, Quyên được người ta trả 1 triệu đồng/ngày, 5 ngày em được một số tiền để trang trải cuộc sống.

"Em không nghĩ đến việc khó khăn và dừng lại. Em chỉ nghĩ khó khăn sẽ được hạnh phúc sau này" - Lý Dào Quyên nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn