MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Mường ở huyện miền núi Nho Quan, Ninh Bình lại lập thành từng tốp đến từng nhà để hát chúc Tết làm vang động cả bản làng. Ảnh: NT

Hát Sắc bùa - lối chúc Tết độc đáo của đồng bào Mường tại Nho Quan

NGUYỄN TRƯỜNG LDO | 28/01/2020 16:00

Khi những bông hoa đào phai với sắc màu hồng nhạt đang đua nhau khoe sắc, đồng bào dân tộc Mường ở miền núi (huyện Nho Quan, Ninh Bình) tạm gác lại những bộn bề khó khăn trong cuộc sống để tận hưởng không khí mùa Xuân đang về. Nét đặc trưng trong ngày Tết của đồng bào dân tộc Mường nơi đây đó chính là tiếng cồng chiêng cùng với điệu hát Sắc bùa vang lên khắp thôn bản. Đây là lối chúc Tết độc đáo của đồng bào dân tộc Mường tại vùng núi Nho Quan.

Hiện nay, người Mường ở Ninh Bình có trên hai vạn người, sống chủ yếu ở các xã miền núi của huyện Nho Quan như: Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long... Mùa xuân về là dịp để đồng bào người Mường ở đây thể hiện những nét văn hoá đặc trưng của riêng mình. Ảnh: NT
Trong không khí vui tươi đón chào năm mới, những cuộc hát Sắc bùa như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mường. Ảnh: NT
Hát Sắc bùa chúc Tết của người Mường, Nho Quan vốn có có từ rất lâu trong đời sống sinh hoạt của bà con. Hát Sắc bùa vốn là hình thức dân ca nghi lễ, hát chúc mừng năm mới rất phổ biến của đồng bào Mường, nó thể hiện những khát vọng hạnh phúc, bình yên của con người trước thềm năm mới. Ảnh: NT
Theo truyền thống, cứ đến cuối năm họ lại thành lập một phường bùa, phường bùa này có từ 4 đến 7 người, đứng đầu mỗi phường có một ông cái gọi là “Trùm phường”. “Trùm phường” thường phải là người có giọng hát tốt, có năng khiếu lĩnh xướng để đỡ giọng cho cả phường và có khả năng ứng xử tình huống nhanh. Về phong thái ăn mặc “Trùm phường” cũng phải khác những người trong đoàn, vì họ là người cầm chịch điều khiển, nên gần như họ là chỉ huy trong một dàn nhạc. Ảnh: NT
Nhạc cụ chính trong mỗi cuộc hát Sắc bùa là cồng, chiêng đây là loại nhạc cụ duy nhất trong mỗi cuộc hát Sắc bùa. Trước kia mỗi phường bùa ở Nho Quan có dàn cồng, chiêng gồm 8 loại như: Cồng tiểu, cồng trung, cồng đại. Họ đến từng nhà hát chúc Tết, nhưng những câu hát, ứng tác lời ca, ứng khẩu với những câu chúc tụng ngày xuân phù hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình. Ảnh: NT
Ngay từ những ngày cuối năm, đồng bào Mường nơi đây đã chuẩn bị tập luyện từ rất sớm và bắt đầu hát từ đêm giao thừa cho tới hết ngày mồng 7 Tết. Sau thời khắc giao thừa, cả phường theo hướng dẫn của “Trùm phường” đi đến các nhà trong bản làng để hát chúc tết với mục đích nhằm chúc tụng đầu xuân hoặc chúc mừng các thành quả mà gia chủ đã đạt được trong năm cũ. Ảnh: NT
Ngoài hát Sắc bùa thì một số tiết mục khác như múa sập cũng được thể hiện trong ngày Tết. Ảnh: NT
Ngày nay chủ yếu là lớp trẻ người Mường, Nho Quan đảm nhận việc hát Sắc bùa. Một cuộc hát Sắc bùa đầy đủ thường có hai phần: Phần đầu có tính chất nghi lễ - phong tục, tiếp đến là phần diễn xướng góp vui có tính chất thiên về sinh hoạt văn nghệ. Ảnh: NT

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn