MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hơn 1.000 hài cốt ở Nhà mồ Ba Chúc đang cất tiếng “khóc”

Lục Tùng LDO | 10/04/2019 07:30

Nhà mồ Ba Chúc lưu giữ 1.159 hài cốt trong số 3.157 người dân Ba Chúc bị quân Pôn Pốt thảm sát dã man vào năm 1978, tại thị trấn, huyện Tri Tôn, An Giang, được công nhận là Di tích Quốc gia vào năm 1980. Giờ Di tích tròn 40 tuổi, các hài cốt bên trong nhà mồ lại đang cất tiếng... “khóc”.

Di tích được xây dựng tại khu vực chùa Phi Lai và Tam Bửu. Dù được đầu tư các hạng mục như trụ đỡ mái được cách điệu hình bàn tay cầm chuôi kiếm, khung hộp kính chứa xương cốt được cách điệu hình hoa sen với 8 cạnh bằng nhau.... nhưng việc sắp xếp hài cốt chỉ là “cất giữ” với việc chất chồng lên nhau.

Nhà Mồ Ba Chúc mới xây dựng, được cho là hình ảnh cách điệu của hoa sen trắng. Ảnh: Lục Tùng
Nhiều người dân phản ánh, kiến trúc mới này gây bất tiện, nhất là khi có nhiều người cùng đến thắp nhang. Ảnh: Lục Tùng

Đến năm 2015, An Giang xây dựng và đưa vào sử dụng di tích Nhà Mồ mới với tổng chi phí lên đến hàng chục tỉ đồng, mong muốn khắc phục nhược điểm và gìn giữ vật chứng lâu dài.

Tuy nhiên, công trình mới này nhanh chóng đón nhận nhiều ý kiến chỉ trích bởi có quá nhiều bất cập. Điển hình là khi có diện tích rộng hơn, nhưng do vẫn giữ nguyên cách xếp chất chồng hài cốt lên nhau như cũ nên vẫn chưa đem lại trọn vẹn cảm xúc chiến tranh ở người xem.

Chính sự bức bối của bầu không khí này, là nguyên nhân khiến cho các xương cốt mau hư hỏng?. Ảnh: Lục Tùng
Việc sắp xếp các xương cốt hiện nay chưa thể gây cảm xúc trọn vẹn về chiến tranh cho người xem. Ảnh: Lục Tùng

Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng các bộ xương đang cất tiếng “khóc” khi việc sắp xếp rất xô bồ với xương chân nằm phía trên xương sọ... Ngoài ra, việc dùng khay nhựa để chứa xương, hoặc để nhiều ô bên trong Nhà Mồ trong tình trạng trống rỗng... dễ làm người xem “cảm xúc ngược”.

Đặc biệt là việc dùng các khay nhựa chứa xương cốt khiến cho người xem cảm xúc “ngược lại“. Ảnh: Lục Tùng
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng với việc xếp các bộ phận xương xô bồ kiểu chân tay phía trên các hộp sọ, đã khiến các hài cốt cất tiếng "khóc". Ảnh: Lục Tùng

Người dân mong muốn ngành chức năng quan tâm đầu tư để di tích Nhà Mồ Ba Chúc xứng danh là  “vật chứng” của “bản cáo trạng về tội ác diệt chủng Pôn Pốt” và là nơi truyền lửa yêu nước đến thế hệ trẻ yêu chuộng hòa bình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn