MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật trên diện tích 300m2 tại vị trí quanh khu vực đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành và khu Cánh đồng Nội Trong. Ảnh: NT

Khám phá khu khảo cổ mới tại Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

NGUYỄN TRƯỜNG LDO | 22/04/2021 13:29

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình đang phối hợp với Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các chuyên gia về Di sản Văn hóa thực hiện nghiên cứu khai quật khảo cổ tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).

Tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật khảo cổ trên diện tích 300m2 tại vị trí quanh khu vực đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành và khu Cánh đồng Nội Trong. Ảnh: NT
Bước đầu đã tìm thấy các dấu tích nền móng kiến trúc xuất lộ trong các hố khai quật thuộc các thời kỳ khác nhau, từ giai đoạn Đại La cho đến thời Đinh - Tiền Lê ở thế kỷ thứ X. Ảnh: NT
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận nhiều địa điểm phân bố mộ gạch ở khu vực ngã ba sông Bôi thuộc hai huyện Nho Quan, Gia Viễn (Ninh Bình). Ảnh: NT
Đây là những chứng tích cụ thể chứng minh trước khi hình thành Kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ thứ X, vùng đất Ninh Bình xưa từng có một trụ sở có quy mô thời Bắc thuộc, với những quan lại cấp cao từng ở vùng đất này. Ảnh: NT
Tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, đoàn khai quật đã mở 5 hố khai quật và 3 hố thăm dò, tổng diện tích 300m2. Ảnh: NT
Kết quả đã làm xuất lộ các lớp kiến trúc thời Đại La và thời Đinh - Tiền Lê nằm chồng xếp lên nhau tại nhiều vị trí. Ảnh: NT
Nhiều di vật là vật liệu xây dựng và đồ gia dụng được phát lộ đã phản ánh sinh động công cuộc dựng nước và giữ nước, đời sống văn hóa cung đình, hé mở phần nào diện mạo của một trụ sở hành chính của chính quyền Bắc thuộc và sau đó là Kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ thứ X. Ảnh: NT
Kết quả nghiên cứu ban đầu ghi nhận, đây là những ngôi mộ thời Đông Hán, minh chứng cho trình độ phát triển không chỉ về văn hóa, kinh tế mà còn cả về mặt chính trị. Ảnh: NT
Đợt khai quật này có ý nghĩa quan trọng, góp phần bổ sung thêm tư liệu lịch sử, văn hóa phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu về Kinh đô Hoa Lư - nơi trị vì của vương triều Đinh - Tiền Lê và Lý, gắn với Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầy đủ đầu tiên của nước ta. Ảnh: NT

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn