MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhìn từ ngoài vào cổng rào đầy dây leo, hoang phế, rất khó khăn lắm người ta mới biết phía sau cảnh cổng này là khu mô của Công tử Bạc Liêu, người một thời nổi tiếng (ảnh Nhật Hồ)

Khám phá khu mộ Công tử Bạc Liêu bị bỏ quên

NHẬT HỒ LDO | 08/12/2018 10:34

Nếu như Khu nhà gia đình Công tử Bạc Liêu đã trở thành thương hiệu, nơi quy hoạch du lịch và là một trong những điểm đến của Bạc Liêu thì khu mộ dòng họ Trần Trinh đang bị quên lãng theo thời gian.

Công Tử Bạc Liêu và dòng họ Trần Trinh nổi tiếng khắp cả nước.

Đặc biệt là ông Trần Trinh Huy (1900 -1974) hay còn gọi là Cậu ba Huy, Công tử Bạc Liêu với nhiều giai thoại khó sách kịp: Là người Việt Nam sở hữu riêng máy bay đầu tiên cả nước; đi thăm ruộng bằng máy bay đầu tiên; người tổ chức đấu xảo sắc đẹp (tiền thân các cuộc thi sắc đẹp sau này) đầu tiên tại Nam kỳ… Ông cũng là người “ăn chơi” hào hoa phong nhã nổi tiếng Nam kỳ lục tỉnh thời Pháp thuộc.

Cụm nhà Công tử Bạc Liêu được xây dựng 1919 nay là địa điểm du lịch không thể thiếu của Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)

Là người Bạc Liêu, sở hữu nhiều đất đai, sở muối (đất làm muối), khai thác than, phố lầu cho thuê nhiều nhất nên rất giàu có.

Nhiều tiền, Công tử Bạc Liêu ăn chơi thuộc hàng đẳng cấp: Thuê nguyên phòng trà chỉ để phục vụ 1 người đẹp; thuê nguyên dàn xe thồ (dạng xích lô đạp) mỗi chiếc chở 1 vật dụng: nón, gậy ba ton, áo khóa…vì không muốn các anh tranh nhau chở mình.

Chiếc xe dù không phải của Công tử Bạc Liêu (chỉ sản xuất cùng đời) cũng được sưu tâm về trưng bày trong khuôn viên Cụm nhà Công tử Bạc Liêu để khai thác du lịch (ảnh Nhật Hồ)

Tại Bạc Liêu những gì liên quan đến Công tử Bạc Liêu đều được khai thác triệt để làm du lịch ngoại trừ khu mộ khá hoành tráng đang bị “bỏ quên”.

Khu mộ của dòng họ Trần Trinh nức tiếng một thời, nay chỉ còn là một khuôn viên nhỏ (ảnh Nhật Hồ)

Khu mộ tọa lạc tại thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Khu mộ này được người dân gọi là mộ Ông Lớn.

Nhìn từ ngoài vào cổng rào đầy dây leo, hoang phế, rất khó khăn lắm người ta mới biết phía sau cảnh cổng này là khu mô của Công tử Bạc Liêu, người một thời nổi tiếng (ảnh Nhật Hồ)

Đó là một khu mộ có quy mô lớn từng “một thời vang bóng” ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng, lục tỉnh Nam Kỳ nói chung bởi những người nằm dưới mộ cũng “vang bóng một thời” về sự giàu có, hào hoa phong nhã.

Khu mộ do một người cháu của Công tử Bạc Liêu trông nom, nhưng gia cảnh khó khăn nên muốn chăm sóc tốt nhưng không đủ tiền (ảnh Nhật Hồ)

Trong khu mộ có 6 ngôi mộ, 2 ngôi mộ lớn nằm giữa và 4 ngôi mộ nhỏ, mỗi bên hai mộ nằm ở hai bên. Hai ngôi mộ lớn là của ông, bà Trần Trinh Trạch (thân sinh của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy).

Mộ Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy nằm trong khu mộ của Trần Gia (ảnh Nhật Hồ)

Trong 4 ngôi mộ nhỏ thì có một ngôi mộ nằm bên trái 2 ngôi mộ lớn là của một người vốn cực kỳ nổi tiếng với nhiều giai thoại mà đến giờ chưa ai “phá kỷ lục” - “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy.

Bạc Liêu gần như bỏ quên Khu mộ của dòng họ Trần Trinh dù cách trung tâm Thành phố chưa đến 4 km (ảnh Nhật Hồ)

Khu mộ Gia đình Trần Trinh cách QL1A khoảng 50m, đường vào khu mộ chỉ là một lối nhỏ, cỏ cây um tùm, tường rào, cổng vào cũng hư hao theo năm tháng.

Năm 2014, Hoa viên nghĩa trang Bình Dương đến dọn dẹp trồng hoa. Tuy nhiên được một thời gian do gia đình thiếu chăm sóc nên khu mộ trông không được đẹp (ảnh Nhật Hồ)

Phần mộ nằm trong một khuôn viên khá rộng nhưng bị lãng quên nên nhếch nhác, cũ kỹ...

Theo Nhà văn Phan Trung Nghĩa, tác giả cuốn sách “Công tử Bạc Liêu sự thật và giai thoại”, khi ông Trần Trinh Trạch mất, đám tang của ông được tổ chức cực kỳ hoành tráng và khu mộ cũng là một trong những khu mộ rộng, lớn nhất ở tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Clip: Cụm nhà Công tử Bạc Liêu được chăm sóc, còn khu mộ thì hoang lạnh

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn