MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khách quốc tế trên phố cổ Hà Nội ngày 1.5. Ảnh: Diệu Anh

Kì vọng sớm hoàn thành mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023

Phạm Huyền LDO | 03/05/2023 06:00
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4.2023 ước đạt 984.100 lượt, tăng 9,9% so với tháng trước và gấp 9,7 lần cùng kì năm 2022.

Khách tăng giữa mùa thấp điểm

Dù đang mùa thấp điểm của du lịch quốc tế, lượng khách đến Việt Nam trong tháng 4 vẫn tăng, thậm chí đạt mức cao nhất trong 4 tháng đầu năm. Trong kì nghỉ lễ, Saigontourist đón 10 đoàn với 5.000 khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam bằng đường hàng không và tàu biển, đến từ Đức, Pháp và một số quốc gia châu Á. Riêng trong các ngày đầu tháng 5, đơn vị phục vụ khoảng 1.000 khách Đức tham quan TPHCM, đi các tour khám phá sông nước Miền Tây.

Bà Trần Thị Bảo Thu - Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông Lữ hành Vietluxtour chia sẻ, trong kì nghỉ lễ, doanh nghiệp này đưa khách quốc tế tham gia các tour Biệt động Sài Gòn. Đặc biệt có đoàn khách từ Philippines tham quan trụ sở UBND TPHCM trong dịp  này.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt gần 3,7 triệu lượt đạt gần 50% mục tiêu năm 2023, gấp 19,2 lần cùng kì năm trước. Hàn Quốc tiếp tục giữ ngôi đầu bảng, thị trường gửi khách lớn nhất này cán mốc một triệu lượt trong 4 tháng đầu năm. Mỹ đứng thứ hai với 263.000 lượt. Đứng thứ ba là Trung Quốc với 252.000 lượt khách.

Động lực tăng trưởng

Tổng cục Du lịch đánh giá động lực tăng trưởng chính cho thị trường khách quốc tế đến từ Trung Quốc. Dỡ bỏ hầu hết hạn chế liên quan đến COVID-19, Trung Quốc mở lại tour du lịch theo đoàn đến Việt Nam từ 15.3. Trong tháng 4, Việt Nam đón 112.000 lượt khách, tăng 61,5% so với tháng trước - mức tăng trưởng tốt nhất trong các thị trường quốc tế.

Ông Phùng Quang Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Lữ hành Việt Nam - đánh giá, tình hình thị trường khách quốc tế dần bình ổn, trong đó Trung Quốc mở cửa trở lại có thể góp thêm động lực tăng trưởng. 

Trong trường hợp mọi điều kiện đều đảm bảo, ngành du lịch Việt Nam có hi vọng đạt mục tiêu 8 triệu lượt khách một năm hoặc đến 9-10 triệu lượt khách trong bối cảnh tích cực - ông Thắng nhận định.

Dù vậy, ông Thắng lưu ý đến những yếu tố khách quan như xung đột Nga - Ukraina, lạm phát có thể tác động đến tốc độ phục hồi của ngành du lịch. Thực tế, lượng khách đến trong tháng 4 dù tăng so với tháng 3, nhưng vẫn chỉ bằng 61,7% so với cùng kì năm 2019 (năm chưa xảy ra dịch COVID-19).

PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) - cho rằng, cơ hội để ngành du lịch hút thêm du khách còn nằm ở phía trước.

 “Mùa hè cũng là mùa cao điểm khách Trung Quốc, cuối năm là khách phương Tây”.

PGS.TS Phạm Hồng Long nhận định, thị trường quốc tế cũng tồn tại những thách thức nhất định khi nền kinh tế thế giới chịu tác động từ xung đột Nga - Ukraina. 

Giữa bối cảnh đó, khách quốc tế có xu hướng thắt chặt chi tiêu, dẫn đến giảm cầu ở các tour du lịch trọn gói. Tuy vậy, lượng khách lẻ, đi tự túc có thể duy trì ổn định hoặc thậm chí gia tăng trong năm nay.

Dù vậy, cần xét đến một trợ lực quan trọng cho ngành du lịch trong những tháng tới chính là Nghị quyết về chính sách mới liên quan đến thị thực, xuất nhập cảnh do Quốc hội xem xét ban hành trong kì họp vào tháng 5.2023. 

Trong đó, những chính sách đáng chú ý với khách nước ngoài là: Nâng thời hạn thị thực điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá ba tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn