MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Lễ hoá vàng cúng đưa dịp Tết được tổ chức vào ngày nào mới hợp lý?

Bảo Trung LDO | 07/02/2019 21:42
Hoá vàng là một nghi thức trong lễ cúng đưa ông bà về với thế giới bên kia là một trong những lễ rất quan trọng đối với người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy vậy, lễ cúng đưa có nhất thiết phải được tổ chức từ mồng 3 hoặc mồng 4 Tết như một số gia đình Việt vẫn thường làm?

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Tiến sĩ Trần Đình Hằng - Phân viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia tại Huế - cho biết: Lễ cúng đưa ông bà là một lễ cúng trong dịp Tết Nguyên đán nhằm đưa tiễn ông, bà mình về lại thế giới bên kia. Lúc đó, con cháu trong nhà mới thực sự hết Tết và chính thức được ra khỏi nhà để hỏi thăm, mở rộng mối quan hệ với bạn bè hay đối tác làm ăn... Bởi lẽ, dân gian thường có câu "mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy", còn về ý nghĩa của 3 ngày Tết trên thì có lẽ nhiều người đã hiểu rõ. Sau ba ngày Tết trên, gia đình sẽ làm một mâm cơm cúng đưa ông bà trở lại thế giới bên kia. Ý nghĩa 3 ngày Tết có dụng ý nhắc nhở, khuyên răn con người ta nhớ về cội nguồn, về đạo lý làm người.

"Lễ cúng đưa không cố định vào ngày mùng 3 hay mùng 4 Tết. Lễ cúng đưa hoàn toàn có thể tổ chức vào ngày mùng 2 tết. Nói như vậy là bởi lẽ, trước đó trong lễ cúng Tất niên thì gia chủ đã mời ông bà tổ tiên về bàn thờ ăn tết với con cháu, sau ngày mùng 1 Tết đầu năm thì ta hoàn toàn có thể tổ chức lễ cúng đưa vào trưa mùng 2 tết.

Nhiều gia đình muốn ông bà mình ở lại lâu hơn thì có thể tổ chức lễ cúng đưa vào mùng 5 Tết, hoàn toàn không có vấn đề gì cả. Như vậy, lễ cúng đưa ông bà có thể được tổ chức trong 4 ngày từ mùng 2 đến mồng 5 Tết", Tiến sĩ Hằng nhấn mạnh.

Hoá vàng là một trong những nghi thức trong lễ cúng đưa. Đây cũng là nghi thức cuối cùng trong lễ cúng đưa. Có nghĩa là khi gia chủ mời ông bà tổ tiên về bàn thờ trong lễ cúng Tất niên thì họ cúng kèm vàng mã (quần áo giấy, tiền vàng). 

Khi đến ngày tổ chức lễ cúng đưa, gia chủ sẽ đốt hết vàng mã được cúng trong dịp Tết (hoá vàng). Việc đốt đi là một hình thức chuyển hóa xác nhận việc ông bà, người thân đã nhận được và đưa về thế giới bên kia, Tiến sĩ Hằng thông tin thêm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn