MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Luận án tiến sĩ về áo ngực và ngày quốc tế không mặc áo ngực

Mi Lan LDO | 05/10/2022 12:42

Ngày 13.10 hằng năm được lấy làm ngày quốc tế không mặc áo ngực, kêu gọi phụ nữ khắp thế giới hãy thả tự do cho bộ ngực trong vòng 24h.

Luận án tiến sĩ với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang gây tranh cãi trong dư luận với nhiều chiều ý kiến. Trong khi có những ý kiến cho rằng đề tài này không xứng tầm để nghiên cứu cấp tiến sĩ, số đông lại cho rằng nghiên cứu về “áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực” là thiết thực, cần thiết.

Luận án tiến sĩ nghiên cứu về “Ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực” nảy sinh tranh cãi trong bối cảnh phụ nữ thế giới sắp chào đón ngày quốc tế không mặc áo ngực 13.10 (hằng năm có 2 ngày không mặc áo ngực quốc tế dành cho phụ nữ là 9.7 và 13.10).

Việc kêu gọi phụ nữ không mặc áo ngực, thả tự do cho bộ ngực trong vòng 24h nhằm mục đích giúp phụ nữ ý thức hơn về việc phòng tránh ung thư vú.

Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận Ung thư toàn cầu GLOBOCAN năm 2020 có 2.261.419 ca ung thư vú được phát hiện mỗi năm ở cả 2 giới, chiếm đến 11,7% tổng số các loại bệnh ung thư, điều đáng lo ngại là con số này đang có xu hướng gia tăng và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa.

Ngày 13.10 hằng năm được lấy là ngày quốc tế không mặc áo ngực dành cho phụ nữ. Ảnh: AFP

Tại Việt Nam, trong số ung thư ở nữ, số người mới mắc ung thư vú đứng hàng thứ nhất, với 21.555 người, chiếm 25,8%, tính theo cả hai giới đứng hàng thứ ba (sau ung thư gan và ung thư phổi) - đây là con số thống kê năm 2020 của GLOBOCAN.

Cũng theo GLOBOCAN, tỷ lệ mắc mới trên toàn cầu của ung thư vú ở nữ giới là 24,5% cao nhất trong số các loại ung thư ở phụ nữ.

Theo Bộ Y tế ước tính, mỗi năm, ung thư vú là nguyên nhân của 5.000 phụ nữ tử vong và 11.000 ca mắc mới tại Việt Nam.

Các chuyên gia y tế cho biết, phụ nữ mặc áo ngực cả ngày có thể đối diện nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 125 lần so với những người không mặc. Mặc áo ngực trên 12 giờ/ngày nhưng không mặc lúc ngủ: Nguy cơ mắc ung thư cao hơn 113 lần so với những người sử dụng dưới 12 giờ.

Chính vì muốn nâng cao ý thức phòng chống ung thư vú ở phụ nữ, ngày quốc tế không mặc áo ngực đã được lan tỏa khắp thế giới.

Ngày quốc tế không mặc áo ngực bắt nguồn từ Toronto, Canada vào năm 2011, do tiến sĩ Mitchell Brown, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khởi xướng. Cho đến nay, ngày không mặc áo ngực dành cho phụ nữ đã được hưởng ứng rộng rãi.

Câu hỏi đặt ra, “Nếu mặc áo ngực có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn, vậy làm thế nào để giảm nguy cơ này?” – đây chính là nhiệm vụ cấp thiết của các chuyên gia nghiên cứu, như luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Đại học Bách Khoa.

Nếu nhìn vào tỉ lệ phụ nữ mắc ung thư vú mỗi năm, nhìn vào tỉ lệ phụ nữ tử vong vì ung thư vú, sẽ không còn nhiều ý kiến cho rằng việc nghiên cứu về áo ngực cho phụ nữ là nhảm nhí, vô nghĩa, không xứng tầm.

Victoria'Secret từng sụp đổ vì không coi trọng về số đo vòng ngực đa dạng của phụ nữ. Ảnh: VS

Những hãng nội y lớn thế giới luôn phải nghiên cứu hàng năm về chất liệu, kích cỡ, kiểu dáng cho áo ngực phụ nữ sao cho tiện lợi nhất, đảm bảo sức khỏe nhất cho họ.

Yêu phụ nữ sẽ thấy chiếc áo ngực quan trọng thế nào với họ. Chỉ có 2 ngày quốc tế không mặc áo ngực trong năm không thể giúp được phụ nữ phòng tránh ung thứ vú. Vì không thể “thả rông” suốt 365 ngày, nên họ cần những chiếc áo ngực đảm bảo sức khỏe.

Hạnh phúc với phụ nữ đôi khi giản đơn đến khó tin, có thể chỉ là cuối giờ làm trở về nhà, được cởi tung áo ngực.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn