MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một cảnh tập luyện của Lực team. Ảnh: Hồng Nhung

Nàng Antigone qua sáng tạo của các đạo diễn Việt

Việt Văn LDO | 02/11/2021 06:00

“Antigone” là vở kịch của Sophokles (thế kỷ thứ 5 TCN), nhà soạn kịch nổi tiếng nhất thủ đô Athen (Hy Lạp). Mặc dù đã trải qua gần 2500 năm nay, tác phẩm “Antigone” vẫn có thể mang đến nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho người làm nghệ thuật cả phương Tây lẫn phương Đông. Dự án Sân khấu Antigone được Viện Goethe phối hợp cùng Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam và hợp tác cùng các đạo diễn sân khấu: Trần Lực, Bùi Như Lai, Hà Nguyên Long cùng với nhà sáng tác đa phương tiện Hà Thúy Hằng, biên đạo Trần Minh Hải và đạo diễn Lê Thị Hoà An từ TP.Hồ Chí Minh thực hiện.

Điểm kết nối quá khứ và hiện tại

“Antigone” là vở kịch kinh điển, thường xuyên được các đạo diễn sân khấu ở nhiều nơi trên thế giới dựng lại mỗi năm. Vở kịch là phần tiếp theo của “Ê-đíp làm vua” (“Oedipus the king”) từng được dàn dựng tại Việt Nam trước đây.

Antigone được sinh ra từ sự kết hợp loạn luân vô tình của Oedipus và mẹ của anh ấy, Jocasta. Sau khi cha cô bị mù khi phát hiện ra sự thật,  Antigone và em gái cô Ismene phục vụ như những người dẫn đường cho Oedipus, theo ông từ Thebes lưu vong cho đến khi ông qua đời gần Athens. Quay trở lại Thebes, họ cố gắng hòa giải những người anh em đang cãi vã của mình - Eteocles, người đang bảo vệ thành phố và vương miện của mình, và Polyneices, người đang tấn công Thebes. Tuy nhiên, cả hai anh em đều bị giết, và chú của họCreon trở thành vua. Sau khi thực hiện tang lễ cho Eteocles, ông ra lệnh cấm lấy xác của Polyneices, kết tội nói dối không được chôn cất, tuyên bố đó là kẻ phản bội. Nhưng Antigone bất chấp điều đó đã chôn cất Polyneices một cách bí mật. Vì điều đó, cô đã bị Creon ra lệnh xử tử và bị giam giữ trong một hang động, để rồi sau đó, Antigone đã treo cổ tự tử...

Một trong những lý do mà Viện Goethe Hà Nội thực hiện dự án này bởi câu chuyện về nàng Antigone vẫn nhiều ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh cuộc sống đương đại hôm nay. Thậm chí theo một số nhà phê bình, nàng Antigone vừa tương tự với “Nàng Kiều” - đồng thời cũng hoàn toàn khác biệt. Giống như Kiều, Antigone xuất thân trong một gia đình gia giáo, vì lý do đạo đức, nàng đã đưa ra một quyết định dũng cảm vì lý do đạo đức và phải trả giá bởi hệ thống quyền lực và cai trị trong xã hội thời ấy.

“Antigone” đề cập tới lòng trung thành đối với gia đình và nhà nước, về phẩm giá của con người và sự gắn kết xã hội, về sự diễn tiến của lịch sử cũng như ý nghĩa của mỗi cá nhân trong xã hội, khơi gợi những suy ngẫm cho chúng ta.

Những cách tiếp cận khác

Dự án sân khấu này kéo dài từ cuối năm 2021 đến 2022 cả trên sân khấu lẫn trực tuyến thông qua các vở diễn và hội thảo, như những góc nhìn đa chiều, những cách tiếp cận nghệ thuật khác nhau đối với hình tượng nhân vật nữ này. 

Trong thời gian đại dịch COVID-19, khi các các nhà hát phải đóng cửa, đạo diễn Đức - Gottfried Joachim Goller đã dàn dựng phần mở đầu của Antigone và Ismene như một cuộc gọi video với các mô-típ đối lập giữa nội cảnh (Oikos) và ngoại cảnh (Polis). Cảm quan trực tiếp của người xem với tác phẩm nảy sinh cả từ sự phức tạp của văn bản, phần lớn dựa trên bản dịch của Friedrich Holderlin. Các diễn viên cũng tùy cơ ứng biến ở một số điểm. Về cơ bản, hai nhân vật đều mang tính đương đại và Ismene cũng phát triển một quan điểm rất hiện đại.

Trong buổi họp báo do Viện Goethe tổ chức, đạo diễn, Nghệ sỹ ưu tú Bùi Như Lai có nói về ý nghĩa của vở diễn: “Gần 2500 năm trước, người ta vẫn còn tin vào thần thánh, chúa trời, các thế lực siêu nhiên hay sự độc đoán của người đứng đầu thành bang. Thế nhưng, tác giả đã chọn gửi gắm thông điệp về niềm tin đúng đắn, sự trung thành, kiên định với những giá trị nhân văn, phẩm giá con người qua một người phụ nữ. Điều đó thể hiện một tư tưởng cấp tiến, phần nào tạo nên tầm vóc lớn lao cho tác phẩm”. 

Hiện nay, các diễn viên Việt đang khẩn trương dàn tập vở “Antigone” để có thể kịp ra mắt các góc nhìn khác nhau, các cách diễn giải đa dạng về sức hấp dẫn của nhân vật nữ. Trước mắt, vào 20h các tối 6.11 và 14.11 tại Nhà hát Tuổi trẻ là vở “Antigone” qua bàn tay đạo diễn của Trần Lực,  còn tối 7 và 13.11 là góc nhìn của đạo diễn Bùi Như Lai…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn