MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bức ảnh mô tả nỗi cơ cực vất vả của người lao động ở nước ngoài. Ảnh: Facebook.

152 người “bỏ trốn”: Để chấm dứt sự xấu xí, chấm dứt tiền lệ này

Anh Đào LDO | 28/12/2018 13:00

Nếu những người bỏ trốn ở lại Đài Loan (Trung Quốc) biết họ sẽ bị truy lùng, bị xử phạt, bị trục xuất thì liệu họ có làm như vậy không? Nếu đặt ra câu hỏi này, có lẽ, chúng ta sẽ nhìn thấy họ giống một nạn nhân hơn là những thủ phạm.

Nạn nhân của những lời đường mật, những cái bánh vẽ, nạn nhân của chính mình.

Xin trở lại bức ảnh nhóm công nhân người Việt được đăng trên Facebook vào tháng 2.2016 với chú thích “Phía sau những tờ đôla con gửi về”.

Nó như một cận cảnh về cuộc sống lao động Việt Nam (VN) ở nước ngoài, nó như nửa sau tấm huy chương. Và, nó là mặt trái của đồng tiền mà người lao động VN xa xứ vẫn gửi về nhà. Một đồng tiền chắc thấm đẫm mồ hôi nước mắt.

Đúng như status: “Hình ảnh này là thật, nhưng không đại diện cho tất cả anh em lao động ở nước ngoài. Chúng tôi cũng không phải than vãn gì cả bởi vì cuộc sống làm ở đâu cũng vậy. Có làm mới có ăn. Đi làm thuê kiếm tiền thì sao đòi hỏi gì nhiều. Cái mà chúng tôi muốn gửi đến là một khía cạnh khác: Không phải cuộc sống xa hoa như mọi người vẫn nghĩ...

Hôm qua, trong dòng sự kiện 152 người Việt “mất tích” ở Đài Loan đang gây sóng gió dư luận, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung không ngần ngại mà rằng “đã có thực tế lợi dụng chính sách visa cởi mở để đưa người ở lại lao động bất hợp pháp”. Rằng đối với sự vụ chưa từng có tiền lệ này, “nếu sai phạm đến mức thu hồi giấy phép thì tước giấy phép, nếu cần khởi tố vụ án thì đề nghị khởi tố”.

Chưa từng có tiền lệ có lẽ chỉ là ở quy mô mà thôi. Bởi hôm qua, phía Đài Loan cũng đã công bố con số gây sốc: 409/414 du khách trốn ở lại trong 3 năm qua là người Việt Nam.

Nhưng chúng tôi đồng ý với ông Chung, rằng cần khởi tố vụ án. Bởi có vẻ như 152 thủ phạm kia trước hết là những nạn nhân.

Nạn nhân của những lời đường mật, của những cái bánh vẽ. Nạn nhân của của việc đi lao động bất hợp pháp thông qua con đường du lịch mà một ai đó đã thực hiện không thể không nói là không có tổ chức.

Và nạn nhân của sự thiếu hiểu biết từ chính họ.

Nếu một lần nhìn bức ảnh phía sau những đồng ngoại tệ gửi về, nếu biết trước cuộc sống xứ người không hề màu hồng, nếu biết sẽ bị truy bắt, xử phạt, trục xuất như hôm nay, có lẽ họ đã không lựa chọn sự phiêu lưu quá nhiều rủi ro và phải trả giá bằng rất nhiều tiền bạc.

Họ có lỗi. Nhưng “tội” thì lại ở những cá nhân, những đơn vị đã đưa họ đi với một hình thức không khác gì lừa đào.

Và để chấm dứt sự xấu xí, chấm dứt tiền lệ này, thì như ông Phó Tổng cục trưởng đã đề xuất rồi đấy.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn