MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nghệ sĩ nhân dân Huỳnh Hùng - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa thể thao TP.Đà Nẵng.

Những nhân vật để lại dấu ấn đặc biệt cho ngành văn hóa Đà Nẵng

Thanh Hải  LDO | 28/01/2022 12:23

Đà Nẵng từ phát triển bứt phá, trở thành đô thị kiểu mẫu cho nhiều địa phương cả nước học tập. Tuy vậy, quá trình đô thị quá, phát triển hạ tầng cũng đã xâm hại đến nhiều di tích, công trình văn hóa. Thậm chí việc đầu tư cho các công trình văn hóa văn hóa chưa xứng tầm... Tuy vậy, các điểm yếu này đã được cải thiện trong vài năm gần đây. Trong đó có vai trò cá nhân của nhiều nhân sĩ, trí thức.

1. Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng là một trong những nhân sĩ trí thức luôn kêu gọi đầu tư, phát triển văn hóa. Theo ông Tiếng, văn hóa không chỉ là những công trình kiến trúc, di tích vật thể, các di sản văn phi vật thể... mà còn là trong hành xử, nhân cách của con người. Vì vậy, ông Tiếng luôn kêu gọi phải đầu tư cho văn hóa, chấn hưng văn hóa... bắt đầu từ trong trường học.

Ông Bùi Văn Tiếng có một so sánh rất trực quan, rằng phát triển kinh tế giống như chân gas của xe ôtô. Để phát triển kinh tế, chân gas cần phải bức phá, đạt tốc độ càng nhanh càng tốt. Nhưng, văn hóa phải là cái chân thắng. Muốn đi đến đích an toàn, muốn tạm dừng, chuyển đổi hướng... thì chân thắng quyết định tất cả. Chính vì quan điểm như vậy, nên trong suốt quá trình công tác cho đến khi nghỉ hưu, ông Tiếng luôn góp tiếng nói quan trọng trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa, công trình văn hóa tại Đà Nẵng.

Ở bất cứ diễn đàn nào, kể cả hội thảo về quy hoạch, phát triển đô thị, giao thông, du lịch... cho đến diễn đàn về phát triển nhân lực, ông Tiếng cũng kết hợp kêu gọi việc giữ gìn và phát triển văn hóa, nhấn mạnh yếu tố con người, 

2. Nghệ sĩ nhân dân Huỳnh Hùng - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa thể thao TP.Đà Nẵng là nhân vật để lại nhiều dấu ấn cho ngành văn hóa thành phố. Trong đó, việc trả lại không gian cho di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải có sự góp sức quan trọng của NS Huỳnh Hùng.

Ông Hùng cho biết, Đà Nẵng nằm trên “con đường di sản miền Trung” nhưng mãi đến 2016 vẫn chưa có một di tích quốc gia đặc biệt nào, khác xa với Thừa Thiên- Huế ở phía Bắc và Quảng Nam ở phía Nam. Trong khi đó, Thành Điện Hải với vai trò cực kỳ quan trọng của nó trong buổi đầu kháng Pháp giữa thế kỷ 19, đã được công nhận di tích quốc gia năm 1988, xứng đáng được xem xét nâng tầm lên di tích quốc gia đặc biệt. Nhưng di tích này chẳng những không được bảo vệ mà liên tục bị xâm hại nghiêm trọng từ ngoài vào trong bởi cả các cơ quan nhà nước lẫn các hộ nhân dân.

Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, khi NS Huỳnh Hùng đương chức GĐ Sở Văn hóa Thể thao, ngành văn hóa Đà Nẵng đã quyết liệt tham mưu, ngăn cản xây Trung tâm Lưu trữ và bãi đổ xe ở phía bắc - xâm hại đến di tích Thành Điện Hải. Song song với đó, ngành văn hóa đã đề nghị giải tỏa tất cả các hộ dân xâm phạm di tích ở phía tây và phía nam.

Dù việc “giải toả, đền bù” của Đà Nẵng đã trở thành thương hiệu cả nước, nhưng thời kỳ giải tỏa ào ạt để chỉnh trang đô thị đã qua, nay giải tỏa 80 hộ dân ngay giữa lòng TP thì không phải là chuyện dễ. Tuy vậy, nhờ sự nhiệt tình ủng hộ của Chủ tịch UBND TP lúc bấy giờ - ông Huỳnh Đức Thơ, nên dự án đã thành công ngoạn mục.

NS Huỳnh Hùng kể: Khi triển khai kế hoạch giải tỏa, chúng tôi nói rằng, bà con đang sống trên mảnh đất từng thấm bao máu xương, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, của các anh hùng nghĩa sĩ. Về đạo lý và về tâm linh thì điều này không tốt. Bà con yên lặng lắng nghe và cuối cùng tất cả đều nhất trí theo đề nghị của chúng tôi là di dời nhà ở để trả đất lại cho di tích. Sau đó, sự giải toả, đền bù diễn ra khá thuận lợi, nhanh chóng để chúng tôi bắt tay khôi phục, tu bổ toàn bộ hệ thống “tường cao hào sâu” như nguyên trạng, lại mở thêm được không gian phía ngoài thành để trồng cây, làm vườn dạo.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn