MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phim hoạt hình "Người đẹp và Quái vật" phiên bản Mỹ và Nga. Ảnh: Beauty and the Beast/Disney và The Scarlet Flower/Soyuzmultfilm via Brightside.

Những phiên bản hoạt hình cổ tích quen thuộc ở các nước khác

Thu Hương (Theo Brightside) LDO | 17/11/2019 10:04

Những câu chuyện cổ tích được Disney hay các hãng phim của Mỹ khác chuyển thể đã quá quen thuộc với trẻ em của nhiều thế hệ. Tuy nhiên, liệu bạn có từng tò mò về những phiên bản hoạt hình của những câu chuyện này ở các nước khác như thế nào không?

1. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn(Mỹ) và Câu chuyện về nàng công chúa đã chết và bảy chàng hiệp sĩ của Nga

Phiên bản của Disney và phiên bản của Soyuzmultfilm. Ảnh: Snow White and the Seven Dwarves/Disney và The Tale of The Dead Princess and The Seven Knight/Soyuzmultfilm, nguồn Brightside.

Alexanderr Pushkin đã viết phiên bản truyện cổ tích Bạch Tuyết của riêng mình và câu chuyện được chuyển thể thành phim vào năm 1951, do hãng phim Soyuzmultfilm sản xuất.

Với cốt truyện diễn ra ở Nga, công chúa bị mẹ kế ghen ghét hãm hại và phải chạy vào rừng. Nhưng thay vì gặp gỡ bảy chú lùn, công chúa lại kết bạn với bảy chiến binh điển trai.

2. Lọ Lem Mỹ và Nàng Zolushka của Nga

Phiên bản của Disney và phiên bản của Soyuzmultfilm. Ảnh: Cinderella/Disney và Zolushka/Soyuzmultfilm nguồn Brightside.

Câu chuyện Nàng Lọ Lem của Charles Perrault là một trong những truyện cổ tích yêu thích nhất trên thế giới, ngay cả bản hoạt hình.

Trong phiên bản Nga, cô gái này mang tên Zolushka, cũng được hãng phim Soyuzmultfilm chuyển thể thành phim hoạt hình ngắn. So với phim của Disney, đoạn phim ngắn này lại bám sát câu chuyện gốc hơn, tức cha của Lọ Lem vẫn còn sống.

3. Chú mèo đi hia (Mỹ) và Thế giới kỳ diệu của chú mèo đi hia phiên bản Nhật Bản

Phiên bản của hãng Dreamwork, Mỹ và phiên bản của hãng Toei Animation. Ảnh: Puss in Boots/Dreamworks và The Wonderful World of Puss 'n Boots/Toei nguồn Brightside.

Trong phiên bản Nhật Bản, chú mèo này có tên Pero, kết bạn với cậu con trai bị hai người anh em khác trong gia đình ăn hiếp và giúp cậu ta lấy được công chúa trong khi cứu một vương quốc thoát khỏi tên yêu tinh độc ác. Bộ phim do hãng Toei Animation sản xuất năm 1969.

4. Aladdin và cây đèn thần với phiên bản của Nhật Bản

Phiên bản của Mỹ và phiên bản của Nhật Bản. Ảnh: Aladdin/Disney và Aladdin and the Magic Lamp/Toei nguồn Brightside. 

Các nhà làm phim Nhật Bản đã kể lại câu chuyện về một cậu bé với chiếc đèn ma thuật và cũng là người chiếm được trái tim của công chúa vào năm 1983.

Bộ phim của xứ sở hoa anh đào này lấy cảm hứng từ câu chuyện cùng tên từ Nghìn lẻ một đêm và trong cả hai phiên bản, nhân vật phản diện đều có thú cưng là vẹt. Phiên bản của Nhật cũng được chiếu trên kênh Disney trước khi hãng này chuyển thể thành phim.

5. Nàng tiên cá Mỹ và Rusalochka của Nga

Mặc dù là hai phiên bản khác nhau nhưng cả hai bộ phim đều gửi đi thông điệp về một tình yêu không ngại khó khăn. Ảnh: Rusalochka/Soyuzmultfilm và The Little Mermaid/Disney nguồn Brightside. 

Câu chuyện cổ tích bi thảm của tác giả Hans Christian Anderson kể về một nàng tiên cá đem lòng yêu một hoàng tử và đã từ bỏ cuộc sống dưới đáy biển để nghe theo tiếng gọi tình yêu.

Bộ phim hoạt hình ngắn của Nga đã lấy cảm hứng và trở thành phiên bản chuyển thể đầu tiên của câu chuyện vào năm 1969. Phiên bản này có kết thúc khác với Disney nhưng cả hai đều nhắm đến một tình yêu không quản khó khăn.

6. Người đẹp và Quái vật bản Mỹ và Bông hoa màu đỏ bản Nga

Phim hoạt hình “Người đẹp và Quái vật” phiên bản Mỹ và Nga. Ảnh: Beauty and the Beast/Disney và The Scarlet Flower/Soyuzmultfilm via Brightside.

Trong phiên bản Nga, vai Người đẹp được đặt tên là Anastasia, cô con gái út của một thương gia và để cứu cha mình, cô đã trở thành tù nhân của một con quái vật trên một hòn đảo xinh đẹp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn