MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
PGS.TS Trần Lâm Biền phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Trần Vương

PGS.TS Trần Lâm Biền: Tu bổ di tích không được làm mất đi “hồn cốt” của di tích

VƯƠNG TRẦN LDO | 22/12/2017 20:59

Ngày 22.12, tại Hải Dương, Viện Bảo tồn di tích, Sở VHTT Du lịch Hải Dương đã tổ chức Hội thảo khôi phục và tôn tạo các di tích không còn nguyên vẹn, lấy chùa Côn Sơn, Kiếp Bạc làm ví dụ thực tiễn.

PGS.TS Trần Lâm Biền cho rằng: "Điều khiến cho rất nhiều người trăn trở hiện nay, đó là việc tu bổ hay tu sửa, phục hồi hay xây dựng mới. Cần phải nắm rõ bản chất trong việc khôi phục và tôn tạo di tích. Đặc biệt trong công tác tu bổ thì không được làm mất đi hồn cốt, biến chất “di tích này” thành một “di tích khác” cho dù nó được khoác lên “chiếc áo mới” đẹp hơn qua công tác tu bổ.

Việc tu bổ tôn trọng tính nguyên gốc không chỉ là hình thức mà phải là giá trị của nó. Trong một di tích thì từng cảnh quan, chi tiết đều có những ý nghĩa của nó. Bên cạnh đó, trong công tác tôn tạo di tích cũng cần phải có những nghiên cứu đa ngành – chuyên ngành, cần phải đối sánh với các di tích khác…"

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, văn hóa như GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính – chuyên về di sản và trùng tu, PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN … đã đưa ra những ý kiến thảo luận tại hội thảo. Hội thảo cũng đã đánh giá hiệu quả việc khôi phục, phục dựng chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc và một số công tác tôn tạo các di tích lịch sử khác trên cả nước.

Tại hội thảo, TS Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Hội thảo đặt ra vấn đề các di tích văn hóa ở Việt Nam hiện nay do tác động của thiên nhiên, xã hội và chiến tranh, phần lớn đến với thế hệ chúng ta ở dạng không còn nguyên vẹn. Các ngôi đền, ngôi chùa được công nhận là di tích, bên cạnh đó đòi hỏi về việc bảo tồn nghiêm ngặt các yếu tố gốc, bao giờ cũng phải đáp ứng yếu tố gốc, bao giờ cũng phải đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng và đời sống tâm linh đương đại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn