MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Phía sau vài phút không tiếng nhạc, tiếng hát

LÊ VINH LDO | 08/12/2021 11:39
1. Chúng ta nói nhiều đến “cách mạng 4.0”, nói nhiều đến “nền tảng số” nhưng đôi khi chúng ta không theo kịp thời đại để hiểu rõ hơn vấn đề. Như chuyện liên quan đến “bản quyền âm nhạc”, mà nổi bật nhất gần đây là chuyện về Tiến quân ca - bài hát được chọn làm Quốc ca Việt Nam”, chẳng hạn.

Cần phải khẳng định ngay rằng, đánh bản quyền với Quốc ca là câu chuyện đặc biệt nhạy cảm và sẽ đụng chạm đến niềm tự hào dân tộc. Có thể thấy sự phản ứng lan nhanh và gay gắt ngay sau câu chuyện những người theo dõi trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Lào tại AFF Cup 2020 không nghe được phần Quốc ca.

Những đánh giá, nhận định lập tức hướng về một đơn vị gần đây được cho là sở hữu “bản ghi” bài hát này và đánh bản quyền trên YouTube, vụ việc gây đình đám từ tháng trước.

Với rất nhiều vấn đề liên quan đến chuyện bản quyền, tạm thời không bàn đến cách thức, vì sao đơn vị truyền thông có quyền này và có vi phạm hay không. Ở đây, nhìn từ góc độ âm nhạc, Tiến quân ca cũng là một bài hát và nếu thực hiện đúng các quy định liên quan, việc được cấp quyền cho bản ghi là điều phải chấp nhận. Còn như đã nói trên, vì bài hát được sử dụng làm Quốc ca nên dẫn đến tình huống đặc biệt nhạy cảm.

2. Với câu chuyện xảy ra trước trận đấu của đội tuyển Việt Nam, ngoài đơn vị trong nước, người ta còn nhắc đến một đơn vị khác ở nước ngoài cũng có bản ghi (Ban tổ chức AFF Cup sử dụng bản này). Như đại diện gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao, trước và sau khi quyết định hiến tặng nhân dân và Tổ quốc, không có tổ chức nào làm việc với gia đình về chuyện bản quyền. Còn sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao là cơ quan quản lý, các đơn vị thực hiện bản ghi có liên hệ để xin giấy phép hay không thì… chưa biết.

Khi các vấn đề đặt ra đều hướng về đơn vị truyền thông trong nước, vậy, đơn vị truyền thông nước ngoài thì sao? Phải chăng, họ không thuộc Việt Nam nên việc nắm giữ “bản quyền bản ghi” không phải là vấn đề nhạy cảm và được công nhận!?

Theo một cách khác, đọc cách đơn vị tiếp sóng diễn giải lý do phải tắt tiếng, cảm giác như cách giải thích rất… Việt Nam, muốn hướng đến một điều gì đó qua chữ “buộc lòng phải tắt tiếng”. Khi đã đưa chân vào vấn đề bản quyền, họ hẳn nhiên biết rõ các khía cạnh liên quan để tìm hiểu, xử lý.

Họ có được Ban tổ chức AFF Cup thông báo không? Đơn vị nước ngoài sở hữu bản ghi mà Ban tổ chức sử dụng có biết không?

Ngoài ra, nếu đặt dấu hỏi về đơn vị trong nước “kiếm tiền trên bài hát Quốc ca”, vì sao đơn vị tiếp sóng giải đấu lại không đứng lên làm “người hùng” với hành động bật tiếng và chấp nhận “mất tiền oan”?

Vài phút im lặng, chung quy là do sợ mất tiền oan, hay chuyện gì đó phía sau?

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn