MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Số một

Việt Văn LDO | 11/10/2022 06:00

Triển lãm vừa ra, chót làm giám khảo nên bạn bị “ăn gạch đá” hơi nhiều. Phải thôi, đã là thi chỉ có người giải Nhất gật gù khen giám khảo “biết chấm”, ai giải Nhì cũng có chút tâm tư: lẽ ra mình phải Nhất. Số còn lại, có tác phẩm triển lãm còn đỡ, chẳng may bị loại từ vòng gửi xe là lập tức biến giám khảo thành những “con dê tế thần”.

Và thường người ta hay cộng những nỗ lực, tâm huyết để làm ra tác phẩm vào giá trị của tác phẩm mà không biết rằng giám khảo chỉ quan tâm đến hiệu quả sau cùng. Họ không có thời gian và cơ hội để lắng nghe những lời giải thích của thí sinh.

Phàm đã là văn nghệ sĩ, thường cái tôi rất to. Nhiều họa sĩ, nhà văn xứ ta ít chịu thừa nhận tài năng của nhau, trừ với người đã chết.

Một triển lãm tranh gây ấn tượng mạnh mẽ, họa sĩ bán được tranh giá cao, nhiều người khen thì một số không ít họa sĩ “gato” và dè bỉu tranh anh này bắt chước tranh ông A, ông B ở Tây. Tác giả phòng tranh ngay từ đầu đã thừa nhận có ảnh hưởng ông A, ông B nhưng rõ ràng anh ta đã có cách làm riêng và thể hiện rõ vân tay nghệ thuật của mình. Trong nhiều lĩnh vực nói chung và nghệ thuật nói riêng đều có tính tiếp nối, kế thừa. Sáng tạo có nhiều cách, không chỉ là tạo ra một cái hoàn toàn mới, mà nhiều khi là sắp xếp, pha trộn những cái cũ trong một trật tự mới.

Khỏi bàn về tài năng của danh họa Picasso, mọi mỹ từ đưa ra đều nhạt nhẽo so với sức sáng tạo phi thường của ông. Nhưng phẩm chất đáng yêu nhất của Picasso là biết nhìn nhận và trân trọng những họa sĩ tài năng còn trong bóng tối. Picasso khi xem triển lãm solo đầu tiên của Salvador Dali đã giới thiệu tranh của Dali với hai nhà buôn tranh. Phi vụ không thành và Picasso lại giới thiệu tranh của Dali cho khách hàng khác. Khi Picasso tiếng tăm như cồn thì Amedeo Modigliani còn vô danh, nhưng nhìn thấy tài năng của Modigliani, Picasso đã đi giới thiệu tranh của bạn mình cho các nhà sưu tập. Picasso luôn nhìn thấy và thừa nhận tài năng của đồng nghiệp.

Ngược lại, nhiều họa sĩ nói riêng và nghệ sĩ ở ta nói chung thường mắc một căn bệnh kinh niên: “duy ngã độc tôn” (nôm na, mỗi mình là nhất).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn