MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

“Sự nổi loạn” của gen Z

Việt Văn LDO | 12/07/2022 07:38

Mọi sự vật, hiện tượng đều có hai mặt. Thế hệ gen Z (thường tính từ cuối những năm 1990 cho đến 2012, phổ biến từ 1996 đến 2010) ngoài những ưu điểm nổi trội như nhanh nhẹn, thông minh, nắm bắt rất nhanh công nghệ... được cho là thế hệ của kỷ nguyên số thì có những mặt khuất. Nhiều người than phiền thế hệ gen Z - nhiều bạn trẻ không coi ai ra gì, không thích tuân theo bất cứ quy tắc, luật lệ nào. Vào cơ quan thậm chí không chào lãnh đạo, ăn mặc thì phóng túng, nhiều khi khó coi và không có khái niệm về sự rèn luyện để tiến thân. Sẵn sàng bỏ việc ngay, thậm chí rủ nhau cả nhóm nghỉ luôn.

Trong Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc vừa qua tại Đà Nẵng, đã có nhà văn  có tuổi than phiền rằng không ít bạn trẻ được “cơm bưng nước rót” trọng thị nhưng gặp các bậc tiền bối có danh cũng không thèm chào. Lên xe buýt thì nhăm nhăm lên trước chiếm hai hàng ghế đầu và dĩ nhiên là không có chút nhường nhịn các nhà văn, nhà thơ già... Trong cuộc nói chuyện bất đắc dĩ với bậc tiền bối thì thái độ luôn khinh khỉnh theo kiểu “Ông không phải bố tôi” (tên một vở kịch của cố nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ).

Nhiều vị phụ huynh cũng than phiền con họ thế hệ gen Z chỉ cắm đầu vào chát chít và suốt ngày lo làm Tick Tock và đếm like. Hoặc giả chỉ lo học “vênh vang”, hãnh diện với “cái tôi” học giỏi ở trường mà không quan tâm giúp đỡ bố mẹ trong việc nhà. Việc trở thành bạn của con ngày càng trở thành thách thức với cha mẹ khi sự kết nối trở nên khó khăn khi “đứa con của mình” như thành người xa lạ. Điệp khúc của nhiều bạn gen Z luôn là “bố mẹ không thể hiểu con” từ đầu tóc, cách ăn mặc chả giống ai cho đến hành vi, ứng xử, thái độ sống.

Theo triết học của Nietzsche (Đức) thì con người thường trải qua ba giai đoạn nhận thức: Con lạc đà, con sư tử và chú bé (thiền nhân) - dĩ nhiên khá nhiều người chỉ đứng mãi ở giai đoạn 1 hay giai đoạn 2 mà không thể tiến tới giai đoạn 3. Ở đây nhiều bạn gen Z còn chưa qua hết giai đoạn “lạc đà” đã muốn thành “sư tử” chỉ muốn “nổi loạn”, phủ định hết thảy với cái tôi - bản ngã - to đùng. 

Câu nói của người xưa “Ngoài trời còn có trời” luôn đúng. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn