MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chấn hưng văn hóa phải từ gốc rễ các giá trị văn hóa truyền thống. Ảnh: Vĩnh khánh

Tinh thần hào sảng từ duy tân văn hóa đến chấn hưng văn hóa

Vĩnh Khánh LDO | 15/02/2024 07:30

Từ đầu thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, văn hóa Việt Nam đã trải qua đoạn trường 100 năm, từ Duy tân văn hóa đến Chấn hưng văn hóa. Nội dung các cuộc vận động có thể không giống nhau nhưng đều là hướng tới khắc phục những lỗ hổng, lạc hậu để kiến tạo ra những giá trị mới để tiến lên. Một động lực quan trọng của tiến trình văn hóa đó chính là tinh thần tự nhiệm, hào sảng văn hóa của giới trí thức, văn nghệ sĩ.

Từ duy tân văn hóa đầu thế kỷ XX…

Xã hội Việt Nam đã có những thay đổi lớn lao kể từ sau khi thực dân Pháp hoàn thành bình định và thiết lập chính quyền cai trị. Bước sang đầu thế kỷ XX thì tình hình đã có diễn biến khác, thuận lợi hơn cho công cuộc Duy tân văn hóa khi người Pháp cũng có ý chí thay đổi nền giáo dục chữ Hán bằng giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ.

Khởi đầu là các nhà Nho duy tân đã nhen nhóm lên tinh thần đổi mới văn hóa, mà người khởi đầu là Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Hai ông, sau khi từ Nhật Bản trở về đã hội kiến với các nhà Nho tiến bộ và quyết định mô phỏng Khánh Ứng Nghĩa thục (Keio Gijuku) do Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901) - học giả, nhà tư tưởng, linh hồn của Minh Trị duy tân, để thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, làm Thục trưởng (Hiệu trưởng), Nguyễn Quyền làm Học giám.

Khai giảng vào tháng 3.1907 nhưng sau đó không lâu, khi phong trào chống sưu thuế ở Trung Kỳ bùng nổ, lo sợ sự ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục, chính quyền thực dân đã giải tán trường học này. Tuy nhiên, ảnh hưởng của trường học là khá mạnh mẽ, nó là con sóng duy tân đầu tiên về văn hóa, giáo dục của công cuộc Duy tân văn hóa nước nhà.

Điều đáng nói là hoạt động báo chí, xuất bản của người Việt đã hình thành, phát triển nhanh chóng. Có thể kể đến “Đông Dương tạp chí” của Nguyễn Văn Vĩnh, “Nam Phong tạp chí” của Phạm Quỳnh, “Nữ giới chung” của Sương Nguyệt Anh, “Phụ nữ Tân văn” của Nguyễn Đức Nhuận…là những tờ báo rất sáng giá trong công cuộc đổi mới văn hóa. Đi cùng đó là quá trình truyền bá chữ Quốc ngữ không chỉ nhanh chóng mà có kết quả rất to lớn.

Đồng thời, người Pháp tiến hành thành lập một hệ thống trường học mới ở tất cả các cấp, từ tiểu học đến đại học.

… đến chấn hưng văn hóa đầu thế kỷ XXI

Gần đây nhất, tháng 11.2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã diễn ra. Tại hội nghị này, sau khi nêu rõ thực trạng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi chấn hưng nền văn hóa. Để thực hiện công cuộc chấn hưng văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề ra 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp.

Giải pháp thứ nhất là “tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Giải pháp thứ hai là xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ làm công tác văn hóa, văn học nghệ thuật. Thứ ba là, quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, các dân tộc, kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa của thời đại. Thứ tư là, chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn