MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Phác họa về Hồ Xuân Hương trên sách. Ảnh: CMH

Tranh Hồ Xuân Hương bị gỡ vì hình ảnh dung tục - cú sốc của tranh Việt 2022

Mi Lan LDO | 04/11/2022 09:40
Năm 2022, sau đại dịch COVID-19, nhiều triển lãm tranh được mở, tuy nhiên đều nhỏ lẻ, ít gây tiếng vang.

Kể từ năm 2017, tranh Đông Dương (tranh của các họa sĩ theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương) đầu thế kỷ XX ngày càng trở nên đắt giá.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2017, tranh Việt của các họa sĩ Đông Dương bắt đầu có giá triệu USD đầu tiên. Năm 2020 có 4 tác phẩm triệu USD. Đến năm 2021 có đến 8 tác phẩm đạt mức giá triệu USD trong đó có đến 3 tác phẩm của họa sĩ Mai Trung Thứ.

Họa sĩ Mai Trung Thứ sinh năm 1906, là người Pháp gốc Việt. Họa sĩ Lê Phổ - họa sĩ sở hữu loạt tranh triệu USD khác sinh năm 1907. Hay những cái tên khác như Phạm Hậu, Lê Quốc Lộc, Vũ Cao Đàm... Họ đều là những họa sĩ bước ra từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đầu thế kỷ XX.

Nghe giá tranh Việt đạt mức triệu USD trên sàn đấu giá quốc tế, nhà báo Nguyễn Mỹ Linh đưa quan điểm, “Không phải tranh Việt Đông Dương đạt giá cao có nghĩa là mỹ thuật, hội họa Việt Nam đã ở vị trí cao giá”.

Theo đó, nhà báo Nguyễn Mỹ Linh – hiện đang thường trú tại Pháp cho biết, nhiều họa sĩ đương đại Việt Nam đã mang tranh sang Châu Âu bán nhưng chịu sự cạnh tranh gay gắt với các họa sĩ ở đây. Không ít họa sĩ đương đại Việt Nam bán tranh ở Châu Âu thậm chí còn chịu mức giá thấp hơn ở thị trường Việt Nam – nơi họ có thể “hét giá”.

Tranh Việt đương đại đang phải đối diện với thị trường “vàng thau lẫn lộn”. Tranh giả, tranh đạo, nhái, sao chép ý tưởng bán tràn lan. Tranh Việt đương đại cũng chưa có được lớp công chúng yêu tranh, yêu hội họa thực sự.

Số đông công chúng Việt còn thờ ơ với mỹ thuật, hội họa. Ngay đến các chuyên gia thẩm định, giới phê bình trong lĩnh vực hội họa, mỹ thuật cũng hoạt động nhạt nhòa, cầm chừng.

Năm 2022 – thời gian mở cửa các triển lãm tranh – sau đại dịch COVID-19, ghi nhận nhiều triển lãm cá nhân ra mắt. Tuy nhiên, hầu hết các triển lãm đều nhỏ lẻ, diễn ra khá yên ắng.

Triển lãm về tranh vẽ Hồ Xuân Hương phải đóng cửa sớm vì bị phản ứng. Ảnh: LĐ

Gây sốc nhất, khiến dư luận quan tâm nhiều nhất lại là triển lãm tranh về nữ sĩ Hồ Xuân Hương của đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan và họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng.

Ngay khi triển lãm mở cửa, một số bức tranh vẽ nữ sĩ Hồ Xuân Hương của 2 tác giả đã bị dư luận phản ứng dữ dội.

Ngay sau đó, giới chuyên gia và Hội Mỹ thuật Việt Nam lên riêng, cho rằng tranh của đạo diễn Nguyễn Nghiêm Nhan và họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng vẽ nữ sĩ Hồ Xuân Hương có nội dung dung tục, phản cảm. Nhiều bức bị ví với tranh khiêu dâm.

Hội Mỹ thuật Việt Nam quyết định rút khỏi phòng tranh một số tác phẩm được cho là phản cảm và dung tục. Ngay sau đó, 2 tác giả xin đóng cửa sớm triển lãm trước 6 ngày.

Triển lãm tranh Hồ Xuân Hương được ví là "cú sốc" gây ồn ào nhất khi loạt triển lãm ra mắt.

Nhiều triển lãm khác được mở với đa dạng các chủ đề, đề tài, như “Tình biên viễn”, “Lụa 2022”, “Thủy mặc”... nhưng đều khá yên ắng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn