MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chùa Cầu đã hạ giải toàn bộ để trùng tu, tôn tạo. Ảnh: Bộ VHTTDL

Trùng tu Chùa Cầu (Hội An) phải đặt trách nhiệm trước lịch sử, thế hệ mai sau

Nguyễn Trung Hiếu LDO | 03/11/2023 12:00

Cuối tháng 10.2023, tại Hội An, UBND thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) tổ chức tọa đàm “Tham vấn chuyên gia về tu bổ di tích Chùa Cầu”. Tọa đàm nhằm tham vấn ý kiến chuyên gia trong nước và quốc tế đối với từng vấn đề kỹ thuật cụ thể; củng cố các kết quả khảo sát, nghiên cứu; từ đó thống nhất, tạo sự đồng thuận về giải pháp kỹ thuật để tiến hành tu bổ, phục hồi di tích Chùa Cầu đảm bảo theo quan điểm, nguyên tắc trùng tu và quy định của pháp luật Bảo tồn di sản.

Cách đây 10 tháng (ngày 28.12.2022), UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khởi công dự án tu bổ di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) - biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An. Lần tu bổ này được xem như đại trùng tu, gồm gia cố hệ thống nền, móng, mố trụ... với kinh phí hơn 20 tỉ đồng, thực hiện trong hai năm 2022 và 2023.

Trong quá khứ, gần 400 năm qua, Chùa Cầu đã được tu bổ lớn ít nhất 7 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1917, 1962, 1986, 1996. Và lần gần nhất, từ sau năm 1975, vào năm 1986 và 1996.

Chùa Cầu là di tích quan trọng bậc nhất và đã trở thành biểu trư­ng của Đô thị cổ Hội An, như­ng đã xuống cấp nghiêm trọng, và việc trùng tu trở nên cấp bách từng ngày. Từ sau năm 1996, hàng chục cuộc hội thảo đã diễn ra để bàn biện pháp trùng tu.

Ông Nguyễn Sự - Bí thư Hội An - lúc bấy giờ cho rằng, chính vì tầm vóc quá quan trọng của di tích mà việc tu tạo Chùa Cầu trở nên thận trọng hết mức. Lúc này có hai giải pháp trái ng­ược nhau đư­ợc nêu ra: Tháo dỡ toàn bộ, rồi lắp ráp lại hay tiến hành phục hồi từng b­ước theo lối cổ truyền?

Với những giá trị kiến trúc, lịch sử, cùng những đặc tr­ưng văn hoá phi vật thể của vùng đất, Hội An không chỉ là di sản văn hoá dân tộc, mà còn ở tầm mức cao của nhân loại, nên lúc này, nhiều ý kiến gửi đến UBND TP Hội An, trong đó cố Giáo s­ư Phan Huy Lê cho rằng: “Đặt vấn đề tháo dỡ toàn bộ phần trên, sau đó lắp lại nguyên bản thì (năng lực) ta hiện nay thừa sức làm đ­ược”. Ngư­ợc lại, ông Hồ Xuân Tịnh - nguyên Giám đốc Bảo tàng Quảng Nam - cho rằng: “Không nên tính đến giải pháp tháo dỡ di tích rồi lắp lại. Vì với thời gian tồn tại hơn 400 năm, các cấu kiện gỗ và sự liên kết mộng của di tích đã bị thoái hoá. Tháo dỡ sẽ đư­a đến nguy cơ không giữ đư­ợc nguyên trạng di tích. Nên chăng tính đến ph­ương án trùng tu Chùa Cầu theo phư­ơng pháp di dời toàn bộ phần th­ượng bộ của di tích sang vị trí khác, rồi trùng tu từng phần?”.

Trong buổi tọa đàm cuối tháng 10 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết, sau 10 tháng thi công, đến nay dự án đã hoàn thành việc hạ giải công trình, gia cố phần móng và chuẩn bị bước vào giai đoạn quan trọng nhất là đưa ra giải pháp kỹ thuật để tiến hành tu bổ, phục hồi di tích Chùa Cầu.

Ông Nguyễn Sự - nguyên Bí thư Hội An - đặt hy vọng: “Trùng tu Chùa Cầu đang đặt cho các nhà quản lý di tích và chuyên gia bảo tồn bảo tàng một trách nhiệm rất cao trước lịch sử và thế hệ mai sau. Dù có bỏ công, của hơn vạn lần hôm nay, vẫn phải giữ nguyên vẹn và nguyên bản di tích”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn