MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bàn giao phòng đọc sách cho công nhân lao động ở KCN Hòa Cầm, thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Tường Minh

Xây dựng văn hóa đọc cho công nhân-thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị

Mỹ Linh LDO | 16/12/2022 06:30

Chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh ngày 17.12 tại Hội thảo Văn hóa 2022 được kỳ vọng là thúc đẩy xây dựng văn hóa, trong đó có văn hóa đọc cho công nhân, người lao động, phù hợp với yêu cầu tại Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Nghị quyết 02 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký và ban hành ngày 12.6.2021 chỉ rõ nhiệm vụ: “Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, trình độ, kỹ năng, tác phong công nghiệp, hiểu biết pháp luật, kỷ luật lao động... cho đoàn viên, người lao động. Có biện pháp phù hợp phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng, lôi kéo, kích động công nhân, người lao động đình công trái pháp luật, biểu tình, gây rối, làm mất an ninh, trật tự”.

Để thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là “bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc” cho công nhân, người lao động thì việc bồi đắp xây dựng các hệ giá trị văn hóa cho người lao động là một giải pháp.

Bên cạnh việc triển khai các mô hình đào tạo nội bộ phù hợp với xu hướng của thời đại 4.0, đọc sách cũng được xem là một trong những hoạt động giúp nhân viên nâng cao kiến thức, phát triển tư duy và xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đặc trưng. Tuy nhiên cho đến hiện tại, chúng ta phải thừa nhận rằng, việc xây dựng văn hóa đọc trong một doanh nghiệp từ trước tới nay chưa bao giờ là dễ, đặc biệt trong một doanh nghiệp sản xuất phần lớn là lao động phổ thông.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khó phát triển văn hóa đọc nơi công sở, nhưng đa phần có hai nguyên nhân, là không có thời gian và đa số các công ty, doanh nghiệp cũng không quá chú trọng đến việc đưa văn hóa đọc vào trong việc đào tạo doanh nghiệp.

Theo đánh giá của các chuyên gia, để đất nước phát triển, một trong những yếu tố quan trọng đó chính là giáo dục. Mà sách chính là kiến thức, việc học tập từ việc đọc sách là một trong những nền tảng để giúp mỗi cá nhân đi đến sự thành công và tri thức suốt đời. 

Để xây dựng nguồn lao động chất lượng cao, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 02: “Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội” thì không thể tách rời văn hóa, trong đó xây dựng văn hóa đọc, tăng cường dòng chảy văn học - nghệ thuật tiếp cận với người lao động chính là một yếu tố quan trọng.

Trước tiên, các công ty, doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đọc, từ đó mới có sự quan tâm và đưa ra phương hướng phát triển văn hóa đọc cho người lao động. Hiện nay, việc đầu tư xây dựng những tủ sách trong các doanh nghiệp còn rất ít. Trong khi đó, để phát triển văn hóa đọc thì việc trang bị những tủ sách, phòng đọc sách là điều cần thiết cho nhân viên tại môi trường làm việc. Các doanh nghiệp cần có chính sách xây dựng một “thư viện” phù hợp với nhu cầu của văn hóa công ty mình.

Nhưng để làm tốt được việc này vẫn cần thêm những cơ chế, nguồn lực từ nhà nước và xã hội hóa. Chính vì vậy “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” được nêu tại Hội nghị Văn hóa 2022 được đặt nhiều kỳ vọng cho việc phát triển không gian văn hóa, trong đó có văn hóa đọc cho công nhân, người lao động. 

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, Công đoàn (do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, Báo Lao Động phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam trực tiếp tổ chức thực hiện) tiếp tục mời các cây viết chuyên và không chuyên trong cả nước tham gia. Thể lệ cuộc thi xin mời quét mã QR code.

Thaco đồng hành cùng cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn