MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp tại buổi ra mắt sách ở Đà Nẵng. Ảnh: NT

"Cãi" về nguồn gốc giọng Quảng Nam: Tranh biện sẽ thúc đẩy nghiên cứu

Thanh Hải LDO | 13/07/2022 18:27

Đà Nẵng - Theo GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, (ĐH Tổng hợp Hà Nội) tranh biện về học thuật sẽ tạo cảm hứng, thúc đẩy một loạt các nghiên cứu...

Như Lao Động đã thông tin, cuốn sách “Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam” của tác giả - PGS.TS ngôn ngữ học Andrea Hoa Pham (Khoa ngôn ngữ văn học và văn hóa - Viện ĐH Florida, Hoa Kỳ) vừa được Nhà xuất bản Đà Nẵng giới thiệu, lập tức đã bán sạch, chuẩn bị in đợt 2.

Sách vừa phát hành cũng nhận được nhiều tranh cãi sôi nổi,  trái chiều.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, trong cuốn "Có 500 năm như thế", tác giả - nhà báo Hồ Trung Tú, đã thiên về giả thuyết của Trần Quốc Vượng: "Chúng tôi lần đầu nghe giáo sư Trần Quốc Vượng giảng ở trường đại học rằng là: Đó chính là giọng của các bà mẹ Chàm nói tiếng Việt! Các mẹ Chàm có chồng Việt phải nói tiếng Việt bằng cái giọng lơ lớ của mình. Cái giọng ấy đã truyền lại cho con cái để thành nên giọng Quảng Nam hôm nay!. Những cảm nhận ban đầu là “rất có lý” ấy đã khai mở cho chúng tôi hướng tiếp cận và quyết định thử tìm cứ liệu để chứng minh điều “rất có lý” này".

Nhưng Andrea Hoa Pham lại chọn cách giải thích khác, trong cuốn sách đang rất hot hiện nay, tác giả thiên về giả thuyết: Một số di dân từ Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh đã mang đặc điểm thổ ngữ của quê hương vào xứ Quảng, hình thành nên giọng Quảng Nam như chúng ta thấy hiện nay.

Giả thuyết của Hoa Pham, rằng cư dân Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh đi vào Đàng Trong rất nhiều, đi nhiều đợt, sao những đặc điểm của giọng Quảng chỉ thấy ở Quảng Nam, không thấy ở những nơi khác?

GS Hiệp cũng đặt vấn đề với giả thuyết của Hồ Trung Tú cần có bằng chứng cụ thể, thấy được, kiểm tra được, chứ không thể dừng lại ở một suy đoán, dù nghe rất có lí.

GS Hiệp nhận định: “Người Quảng Nam rất đặc biệt, thông minh, gan góc, thật thà, nghĩa khí, thích cãi... Đến vấn đề nguồn gốc giọng Quảng Nam từ đâu?... cũng cãi. “Tôi cho rằng cách tiếp cận của Andrea Hoa Pham, một người con xứ Quảng, được đào tạo hiện đại về ngữ âm học, hiện đang giảng dạy tại Đại học Florida (Mỹ) chắc chắn sẽ tạo cảm hứng, thúc đẩy một loạt các nghiên cứu để tìm nguồn gốc và sự hình thành những giọng khác ở các vùng phương ngữ tiếng Việt.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn