MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Kiêng kị cúng thịt lợn trong mâm cỗ cúng Giao thừa năm Kỷ Hợi 2019?

Linh Chi - Tan LDO | 03/02/2019 11:26

Theo nhiều người quan niệm, năm con lợn không nên cúng thịt lợn vào đêm giao thừa bởi sẽ phạm huý. Tuy nhiên, TS Lê Xuân Phương - chuyên gia văn hoá cho rằng quan niệm này là không đúng. 

Theo quan niệm dân gian, vào thời khắc đất trời chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên để mong may mắn, bình an sẽ đến với cả gia đình. 

Các món ăn trong mâm cỗ cúng giao thừa thường sẽ được chế biến từ thịt lợn, thịt gà,... Tuy nhiên, một số người quan niệm năm con gì sẽ không được cúng những món ăn làm từ con vật đó nếu không sẽ phạm huý và gặp điều không may. Đối với năm Kỷ Hợi, nhiều người quyết định sẽ không dùng thịt lợn trong mâm cỗ cúng giao thừa. Điều này liệu có đúng?

Quan niệm năm con gì không nên cúng con đó là một quan niệm sai lầm.

Trao đổi với Lao Động, TS Lê Xuân Phương - chuyên gia văn hoá cho rằng đây là một quan niệm nực cười.

"Những món ăn nào đã ăn quen và đi vào tiềm thức của mọi người thường được dùng để cúng ông bà, tổ tiên chứ không phải năm lợn không được cúng lợn, năm gà không được cúng gà, năm chó không được cúng chó,... Đó là quan niệm dị đoan. Cái gì thân thương, gần gũi nhất, mình chuyển thể nó thành những món ăn có hương vị để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Người đồng bằng thường cúng bằng xôi chè, hoa quà, bánh kẹo. Đó đều là những món ăn được chế biến kì công. Ở những vùng nông thôn, nghèo khó, nhiều người vẫn trân trọng chuẩn bị những món công phu nhất, phù hợp với túi tiền, thời gian dành cho việc cúng tổ tiên. Còn quan niệm kiêng cúng thịt lợn trong năm lợn là mê tín", TS Lê Xuân Phương chia sẻ.

Theo các chuyên gia văn hoá, cúng giao thừa nên tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp, để tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới.

Thông thường, các gia đình thường cúng lễ trừ tịch cả ở ngoài trời và trong nhà. Cỗ cúng giao thừa trong nhà là cúng tổ tiên, ông bà còn mâm cỗ ngoài trời là cúng trời, Phật, quan thần.

Theo nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết, khi năm mới sang, bao giờ cũng phải khấn ngoài trời, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an, sau đó mới lễ trong nhà.

 * Video chia sẻ của TS Lê Xuân Phương: 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn