MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Lý giải buồn về phim nghệ thuật "Song Lang" "đìu hiu" thượng đế

H.M LDO | 03/09/2018 07:18
Bộ phim “Song Lang” vừa được chiếu tại các rạp chiếu phim cách đây không lâu. Tuy nhiên, bộ phim lại “đìu hiu” khách đến xem.

Song Lang là tác phẩm dịp kỷ niệm 100 năm môn nghệ thuật cải lương ra đời, do đơn vị của Ngô Thanh Vân sản xuất. Bộ phim là câu chuyện giữa một gã đòi nợ thuê có gốc gác nghệ sỹ (Liên Bỉnh Phát đóng) với kép đẹp tài danh Linh Phụng (Isaac đóng). Hai gã đàn ông cô độc đã vô tình va chạm nhau rồi cảm mến nhau, tìm thấy ở nhau những nét đồng điệu trong tâm hồn, người này giúp người kia quay đầu trở lại con đường lương thiện.

Tuy nhiên, gần đây, Facebook đạo diễn Phạm Nhuệ Giang vừa có lời kêu gọi gửi tới các bạn yêu phim nghệ thuật. Nữ đạo diễn điểm qua tình hình, phim không được ưu tiên giờ chiếu 'vàng', 'thượng đế' đìu hiu.

Trên trang Facebook cá nhân, đạo diễn Nhuệ Giang viết: “Chắc vài hôm như vậy thì rạp sẽ cho phim “Song Lang” out sớm thôi, nên nếu không đi xem ngay các bạn sẽ mất cơ hội xem một phim nghệ thuật hay”.

Trên thực tế, so với các bộ phim khác như “Em chưa 18”, “Nhắm mắt thấy mùa hè”, “Chàng vợ của tôi”, “Cô gái đến từ hôm qua”… thì bộ phim “Song Lang” có phần kém hấp dẫn khán giả. Tại rạp chiếu phim quốc gia, nhiều bạn trẻ đứng xếp hàng để chờ đợi mua vé xem phim “Chàng vợ của em” nhiều hơn là phim “Song Lang”.

Thực chất mà nói, phim “Song Lang” vẫn có khán giả đến xem. Tuy nhiên, khi bước ra khỏi rạp, không nhiều người cảm thấy hào hứng về bộ phim mình vừa xem. Thậm chí, họ còn tỏ thái độ mệt mỏi và chán nản khi xem xong.

“Song Lang” thuộc dòng phim tôn vinh văn hóa Việt.

Vậy điều gì khiến một bộ phim nghệ thuật kém hấp dẫn đến vậy? Ngay tên của bộ phim đã khiến khán giả khó hiểu. Nếu không am hiểu cải lương thì chẳng ai biết được "Song Lang" là một loại nhạc cụ quan trọng để cầm nhịp trong dàn nhạc tài tử-cải lương.

Cũng có thể coi phim “Song Lang” thiếu tính truyện trong phim. Trong khi đó, khán giả hiện nay lại chuộng dòng phim có tính truyện với những cảnh quay đẹp mắt. Trong “Song Lang”, chất truyện mỏng, quá trình chuyển đổi hành trình nhân vật ngắn, các trường đoạn trong phim không đủ dày để tạo ra những tình tiết biến động, biên kịch chưa phát triển câu chuyện ngầm đủ mạnh nên nhân vật chưa có chiều sâu, xung đột nội tâm hay trở ngại của nhân vật còn nhẹ…

Theo nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: “Có thể thấy ngay rằng với dòng phim dã sử, những người viết trẻ có thể dễ dàng tiếp cận hơn, còn phim lịch sử chính luận đòi hỏi tri thức sâu về lịch sử, sự chiêm nghiệm về số phận dân tộc và trải nghiệm đời sống đủ để tạo nên tác phẩm xứng đáng với nguyên mẫu trong lịch sử thì không phải ai cũng tiếp cận được.

Vậy, vấn đề không ở chỗ đổi mới phương pháp sáng tác mà phải tạo điều kiện để dòng phim cổ trang phát triển hơn, có cơ hội sản xuất nhiều hơn, thì mâm cỗ phim sẽ đương nhiên đầy đủ”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn