MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tượng thần Hộ pháp (Dvarapala) chất liệu gốm Gò Sành, thuộc Bảo tàng tư nhân ông Nguyễn Vĩnh Hảo còn nguyên vẹn sau 13 năm được tạm giữ, và mới trả lại cho chủ nhân. Ảnh T.H

Nhận lại hơn 2.000 hiện vật gốm cổ Gò Sành sau gần 13 năm bị tạm giữ

Trung Hiếu LDO | 12/01/2024 21:43

Chiều 12.1.2024, ông Nguyễn Vĩnh Hảo, chủ nhân Bảo tàng cổ vật gốm cổ Gò Sành (Bình Định) cho biết, ông đã nhận được khoảng 2.000 hiện vật gốm cổ Gò Sành, thuộc sở hữu, sau gần 13 năm bị tạm giữ.

Bảo tàng Gốm Gò Sành được ông Nguyễn Vĩnh Hảo xây dựng và đưa vào hoạt động vào năm 2006, với hàng ngàn hiện vật, phần lớn là gốm cổ Chămpa, sản xuất tại vùng Gò Sành, Bình Định, có niên đại từ thế kỷ 11-18.

Chim thần Garuda chất liệu gốm trong lô hiện vật được trả lại sau 13 năm. Ảnh T.H

Trong một vụ kiện dân sự, năm 2011, đất và vật kiến trúc Bảo tàng tư nhân của ông Nguyễn Vĩnh Hảo bị đưa ra bán đấu giá để, thanh khoản các khoản vay mượn trong vụ kiện.

Theo ông Hảo cho biết, lúc này do ông dự khánh thành Vườn mai Nghĩa sĩ Tây Sơn tại Hà Nội, không có mặt tại Bình Định, nên toàn bộ gồm hàng ngàn hiện vật gốm cổ trưng bày của Bảo tàng được Cục Thi hành án tỉnh Bình Định kê biên và tạm giữ, gửi kho.

Đầu tượng bò thần Nandin- một trong số hàng ngàn hiện vật được trả lại, may mắn vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh V.H

Sau gần 13 năm kiên trì đi đòi hiện vật của Bảo tàng, đầu tháng 1.2024 vừa qua, ông đã nhận lại được số hiện vật nói trên. Ông Hảo cho hay, hiện ông chưa kịp kiểm kê lại hiện vật vì biên bản kê biên chưa nhận được, đồng thời số lượng hiện vật khá nhiều.

TUy vậy theo ông Hảo, may mắn các hiện vật quý nhất trong bộ sưu tập gồm tượng thần Hộ pháp (Dvarapala), bò thần Nadin, bình gốm cổ... vẫn còn nguyên vẹn; và ông dự kiến chọn 5 hiện vật trong số này, đưa giám định để xin công nhận là báu vật.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn