MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nguyễn Tấn Đạt còn có biệt danh là Mr Cá, nổi tiếng với tranh cá 3D, một nghệ sĩ thân thiện, hòa đồng.

Những bàn tay sáng tạo tài hoa

Việt Văn LDO | 06/02/2021 07:12

Thời đại công nghiệp và nhịp sống hiện đại, những sản phẩm - tác phẩm làm bằng tay, nguyên sơ, không láng bóng và không sản xuất đại trà là của hiếm. Những nghệ nhân ở TPHCM trong hành trình tôi gặp luôn nung nấu, khát khao sáng tạo, cho ra đời những sản phẩm - tác phẩm vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa hữu dụng. Và không ít người trong số đó còn là nghệ sĩ với những suy nghĩ đột phá "vượt hẳn ra ngoài những chiếc hộp".

Đó là nghệ nhân đất sét Vui Trần Clay (Trần Thị Tường Vui) với trên 10 năm làm nghề, tạo thành thương hiệu trong làng nghề thủ công ở TPHCM. Chị đã tạo ra dòng sản phẩm mới đất sét Việt mang chính tên chị, hy vọng tiếp cận thị trường quốc tế và luôn hướng tới các sản phẩm thuần Việt như cây ăn trái 3 miền, hoa sen… Hoa đất sét của Vui đã trưng bày ở một số hội chợ trong nước và quốc tế.

Vui Trần Clay đã nổi tiếng trong làng nghệ nhân ở Sài Gòn với những sản phẩm hoa từ đất sét.
Làm nhụy hoa (nghệ nhân Vui Trần Clay).

Đó là Nguyễn Tấn Đạt, một chàng trai đa tài, làm được nhiều việc từ quay phim, MC, đạo diễn chương trình, tổ chức sự kiện, chụp ảnh báo chí và nghệ thuật, viết thư pháp, nhưng nổi nhất với biệt danh Mr Cá. Đạt là nghệ nhân vẽ cá 3D nhiều nhất ở Sài Gòn, chỉ trong vòng 5 năm, anh đã vẽ xong trên 7.000 con cá, sau đó là bộ “Góc miền Tây” với đặc sản vùng sông nước, được nặn bằng đất sét, sống động, ấn tượng thị giác.

Anh còn kết nối với các nghệ nhân Việt khác như nghệ nhân hoa đất sét, gáo dừa thủ công mỹ nghệ, gốm sứ thuần Việt, đẩy ra thị trường, kết hợp thêm mảng bên du lịch…Phan Bá Thành, người bán gạo ở một chợ đầu mối quận 3, 3 năm trở lại đây được biết đến là Thành “đinh chỉ”. Làm tranh đinh chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó và dĩ nhiên khéo tay nữa. Để nâng cao tay nghề, Thành học thêm hội họa và đã tiến vượt bậc từ những bức tranh mang đường nét hình học đơn thuần đến tranh vẽ đồng hồ rồi xa hơn là những chân dung nhân vật từ cỡ 50x50cm tới cỡ to hơn tối đa là 1,2mx2,4m.

Phan Bá Thành say mê dòng tranh đinh chỉ.
Không gian chật hẹp trong nhà của Phan Bá Thành, người luôn mơ ước một phòng tranh riêng đủ rộng cho mình.

Những nhân vật kể trên đều còn rất trẻ. Họ là những người giàu nhiệt huyết và luôn luôn biết truyền cảm hứng cho người khác với những sản phẩm - tác phẩm thuần Việt, giàu sáng tạo.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn