MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những ca khúc bất tử về thời khắc chiến thắng 30.4

Yến Phi (T/h) LDO | 30/04/2019 06:45

"Tiến về Sài Gòn", "Giải phóng miền Nam",… là những ca khúc được vang lên trong thời khắc chiến thắng lịch sử, thống nhất đất nước.

1. Tiến về Sài Gòn

Ca khúc được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác vào năm 1966 trong một nhiệm vụ sáng tác để cổ vũ cho cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968.

Chín năm sau, ngày 30.4.1975, "Tiến về Sài Gòn" đã được vang lên trên đài phát thanh chỉ vài phút sau lời đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Dương Văn Minh. 

Với tiết tấu hùng tráng, bài hát như một lời kêu gọi và thúc giục thế hệ trẻ xông pha lên đường đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc.

2. Giải phóng miền Nam

Ca khúc được ví như một lời tiên đoán chính xác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ông sáng tác vào năm 1961 nhân dịp thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tháng 7.1961, Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập và đã giao cho ba nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng sáng tác tập thể một bài hát làm bài ca chính thức của Mặt trận.

Các ông Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng đã phác thảo xong ca từ của bài hát, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc. Một tuần sau, ca khúc "Giải phóng miền Nam" ra đời.

Bài hát nhanh chóng được phổ biến rộng rãi qua sóng phát thanh của Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam và các đoàn văn công quân Giải phóng.

3. Như có Bác trong ngày đại thắng

Đầu tháng 4.1975, nhạc sĩ Phạm Tuyên được ông Trần Lâm, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, giao nhiệm vụ sáng tác một tác phẩm lớn để mừng ngày chiến thắng sắp đến.

Đêm 28.4.1975, sau khi nghe bản tin cuối cùng của đài có tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sân Nhất, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ từ 9 giờ 30 phút tối đến 11 giờ ông đã viết xong ca khúc.

4. Đất nước trọn niềm vui

Ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" được nhạc sĩ Hoàng Hà viết trong đúng một đêm 26.4.1975 tại căn nhà ở Yên Phụ, gần Hồ Tây, Hà Nội. 

Viết xong bài hát, ngay sáng hôm sau, nhạc sĩ mang đến Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi đó, nhạc sĩ Nguyễn An là tổ trưởng tổ biên tập đọc và duyệt, rồi ca khúc được giao ngay cho Nhà hát Giao hưởng Việt Nam.

5. Tiếng hát từ thành phố mang tên Người

"Tiếng hát từ thành phố mang tên Người" có phần lời là của nhà báo Đăng Trung, lúc ấy đang là phóng viên của báo Tiền Phong.

Tháng 3.1975 ông nhận nhiệm vụ viết một bài báo đặc biệt về Sài Gòn đón chào ngày chiến thắng. Ông thức trắng đêm viết bài báo "Từ thành phố này, Người đã ra đi".

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông cũng sáng tác thêm bài thơ mang tên "Từ thành phố này, Người đã ra đi" và được nhạc sĩ Cao Việt Bách phổ nhạc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn