MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Tranh cổ tiết lộ mỹ nhân Trung Quốc đã chơi bóng đá từ 1.800 năm trước

MINH PHONG LDO | 11/02/2022 15:55

Thông tin trên những tư liệu lịch sử cho biết bóng đá nữ đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Chiến Quốc. 

Qua những hiện vật và các tác phẩm cổ, nhiều nhà nghiên cứu nhận định bóng đá đã xuất hiện ở Trung Quốc từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học cũng nhận định môn này bắt đầu từ thời Chiến Quốc, dựa vào hiện vật và thư họa cổ. 

Trang Artron cho biết, thông qua nghiên cứu, phụ nữ Trung Quốc đã chơi với quả bóng cách đây 1.800 năm, thời Đông Hán.

Trong suốt thời gian nắm quyền của triều Hán và triều Thanh, hoạt động bóng đá dành cho phụ nữ luôn được tổ chức trong cung đình, giới văn nhân như một trò chơi giải trí. Ở thời điểm đó, bộ môn này được gọi là "Thúc cúc" (cuju).

Một số sách cổ đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến bóng đá. Trong đó, đáng chú ý là cuốn Chiến Quốc sách và Sử ký - Tô Tần liệt truyện, nội dung có nhắc đến "Thúc cúc" là trò chơi được nhiều người yêu thích.

Ghi chép lịch sử khác cũng nói về việc Hán Cao Tổ Lưu Bang từng cho xây dựng “cúc thành” (giống sân bóng đá) quy mô lớn để tổ chức rèn luyện, chơi bóng đá. 

 Bức tranh "Thúc cúc" của Hoàng Quyển. Ảnh: Artron

Ở thời Đường, bóng đá dần phổ biến hơn. "Những cô gái độ 16 tuổi mặc đồ rách rưới, đi dép gỗ xem những chàng trai chơi bóng. Khi quả bóng đến chân, cô gái đá bay quả bóng lên cao trước sự ngạc nhiên của mọi người xung quanh", trích trong cuốn Kim đàm lục (thời Đường).

Ngoài ra, những tác phẩm khác cũng mô phỏng lại sinh động và đầy đủ nhất là những bức tranh cổ tái hiện lại trò chơi này trong cung. Đỗ Cận (thời Minh) đã khắc họa đầy đủ các hoạt động của những người phụ nữ trong cung cấm, trong đó có chơi "thúc cúc" qua bức tranh Sĩ nữ. 

Đặc biệt, bức Thúc cúc của Hoàng Quyển (thời Tống) là đầy đủ và chính xác hơn cả khi miêu tả các cô gái xiêm y thướt tha đang chơi bóng. Khác với sự mạnh mẽ như hiện nay, thúc cúc thời điểm đó chú trọng vào khả năng biểu diễn. 

Trước thời Đường, quả bóng thường được làm từ da, bên trong ruột có chứa lông động vật. Sau đó, "thúc cúc" không còn là môn rèn luyện mà trở thành hoạt động vui chơi giải trí. Vì thế, quả bóng cũng được thay đổi thiết kế, tăng độ đàn hồi giúp phụ nữ dễ dàng tiếp xúc và trò chơi cũng trở nên phổ biến hơn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn