MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều thiết bị khai thác truyền hình đã được tung ra nhưng lại tiếp tay cho việc vi phạm bản quyền.

Truyền hình trả tiền đối mặt với vấn nạn vi phạm bản quyền tràn lan trên mạng

Đ.B LDO | 07/05/2018 17:39
Xu hướng cung cấp các ứng dụng truyền hình trên nền tảng di động đang là lựa chọn hàng đầu của các nhà mạng. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển này, nhiều đơn vị đang tung ra các loại thiết bị mà nội dung khai thác trên đó đa số đều vi phạm bản quyền.

Đưa nội dung truyền hình lên Internet (OTT) đã được các đơn vị truyền hình như SCTV, VTVcab, FPT, K+, VTC cung cấp trong khoảng 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các ứng dụng OTT này đa số được cung cấp thông qua các Box Android với nội dung tương đối giống nhau. 

Điều này khiến các nhà cung cấp đang gặp khó trong vấn đề cạnh tranh khách hàng.

Tại Hội thảo về truyền hình được tổ chức ở Đà Lạt hồi cuối tháng 3.2018, ông Trần Văn Úy, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền nêu ra tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan trên mạng đã ảnh hưởng lớn đến ngành truyền hình trả tiền.

Ông Úy đồng thời kiến nghị Bộ TT&TT sớm triển khai các biện pháp, công cụ quản lý chặt chẽ, hiệu quả, tạo hành lang pháp lý công bằng, minh bạch cho tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình hoạt động tại Việt Nam.

Xu thế phát triển hiện nay của ngành truyền hình là dồn dập đầu tư phát triển OTT trên nền tảng di động.

Từ năm 2018, các đơn vị truyền hình lớn gồm: VTVcab, SCTV, Đài VTC, VTV bắt đầu nhắm đến mục tiêu cung cấp các ứng dụng OTT riêng biệt cho nền tảng di động, với những nội dung được sản xuất chuyên biệt phục vụ cho khách hàng xem nội dung qua các thiết bị di động.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này, nhiều đơn vị kinh doanh Box Android tung ra thị trường rất nhiều loại thiết bị mà nội dung khai thác trên đó đa số đều vi phạm bản quyền.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2018, các đơn vị truyền hình lớn như VTVcab, SCTV, Đài VTC, VTV bắt đầu nhắm đến mục tiêu cung cấp các ứng dụng OTT riêng biệt cho nền tảng di động, với những nội dung được sản xuất chuyên biệt phục vụ cho đối tượng khách hàng xem nội dung qua các thiết bị di động gồm điện thoại, máy tính bảng, smartTV…

Trước đó, từ 1.4.2018, VTVcab đã thay 23 kênh truyền hình quốc tế trên hệ thống bằng 20 kênh truyền hình quốc tế hoàn toàn mới do các đối tác khác cung cấp.

Vào thời điểm đó, VTVcab đã vấp phải phản ứng khá gay gắt từ dư luận và khách hàng. Chia sẻ về lý do khiến VTVcab lại có quyết định thay đổi lớn về nội dung như vậy, bà Hoàng Phương, Giám đốc Truyền thông của VTVcab khẳng định, đây là sự chuyển dịch mang tính đột phá trong quá trình phát triển của VTVcab.

Đại diện VTVCab cũng cam kết, sẽ trả lại tiền cho khách hàng nếu họ không hài lòng về gói dịch vụ mới.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn