MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng tại lễ dựng bia tưởng nhớ giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

Xây dựng không gian tôn vinh Quốc ngữ để bảo vệ tiếng Việt

Huỳnh Đức LDO | 10/04/2019 00:23
Ngày 5.11 (ngày mất của ngài Alexandre de Rhodes) được đề xuất là ngày “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Đây là hành động thiết thực để tôn vinh chữ Quốc ngữ, bảo vệ tiếng Việt.

Chiều 9.4, tại hội trường Báo Tiền Phong đã diễn ra buổi toạ đàm về bảo tồn chữ Quốc Ngữ do giáo sư cơ học đại học Liège, vương quốc Bỉ Nguyễn Đăng Hưng chủ trì.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng vốn là một người hoạt động trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, không nghiên cứu chuyên sâu về sử học hay văn học. Tuy nhiên, ông lại có tình yêu mãnh liệt với tiếng Việt. 

Bắt nguồn từ sự kiện năm 2017, xuất hiện hàng loạt các thông tin về cải tiến chữ quốc ngữ, gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, thay vì lên án, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã chọn hành động tích cực. Theo ông, đó là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ đất Việt.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã thực hiện hàng loạt những nghiên cứu, những tìm tòi về nguồn gốc của ngôn ngữ Việt Nam hiện hành.

Đặc biệt, ngày 5.11.2018, đúng 358 năm sau ngày mất của Alexandre de Rhodes (Người giáo sĩ có công sáng tạo ra chữ Quốc ngữ), Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Tiến sĩ Khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, nhà văn Hoàng Minh Tường, cùng 17 người Việt Nam là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, doanh nhân, và những người quan tâm đến việc bảo tồn Chữ Quốc ngữ - đã khánh thành 3 tấm bia tri ân đặt quanh mộ ông Alexandre de Rhodes tại nghĩa trang Armenia, thành phố Isfahan,Iran.

Trên bia đá có ghi dòng chữ tri ân bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Ba Tư (Iran).

Cũng trong buổi toạ đàm, Giáo sư đã đưa ra những đề xuất nhằm tăng tính khả thi của việc bảo tồn chữ viết và tiếng nói của người Việt Nam như: Chọn ngày 5.11 (ngày mất của  ngài Alexandre de Rhodes) là ngày “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, xây dựng một không gian để bảo tồn chữ Quốc ngữ hay xây dựng một thư viện để lưu trữ những sách vở, tài liệu cổ liên quan đến chữ Quốc ngữ để phục vụ cho nghiên cứu và thực hành tiếng Việt.

Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: “Đây là một hành động thiết thực và ý nghĩa để bảo tồn tiếng Việt. Bởi chữ Quốc ngữ đã, đang và sẽ luôn ăn sâu vào trái tim con người Việt Nam. Người Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những công lao của ngài Alexandre de Rhodes, giống như ăn quả nhớ kẻ trồng cây vậy”.

Trong đoạn phóng sự về hành trình bảo tồn chữ Việt, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhấn mạnh: “Tấm bia từ Quảng Nam sẽ mãi mãi đứng dưới chân ngài, mang đến hơi ấm và thể hiện tình cảm sâu sắc của người Việt Nam. Chữ Việt thấm vào hồn Việt, vinh danh chữ Quốc ngữ, bảo tồn chữ Quốc ngữ, bảo vệ đất Việt.”

Cũng trong buổi toạ đàm, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đã đưa ra những đề xuất nhằm tăng tính khả thi của việc bảo tồn chữ viết và tiếng nói của người Việt Nam như: Chọn ngày 5.11 (ngày mất của Ngài Alexandre de Rhodes) là ngày “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, xây dựng một không gian để bảo tồn chữ Quốc ngữ hay xây dựng một thư viện để lưu trữ những sách vở, tài liệu cổ liên quan đến chữ Quốc ngữ để phục vụ cho nghiên cứu và thực hành tiếng Việt.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là một nhà cơ học người Việt tại đại học Liège, Vương quốc Bỉ. Lĩnh vực của ông là Cơ học vật rắn biến dạng chuyên ngành Cơ học tính toán. Ông hiện tại là giáo sư danh dự trường Đại học Liège (từ 2006), trước đó ông là giáo sư (Professeur ordinaire), Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học Phá hủy thuộc Khoa Kỹ thuật Hàng không Không gian, Đại học Liege (LTAS-ULg).

Ông là người sáng lập, đồng thời là Tổng Biên tập (Editor-in-Chief) tạp chí Khoa học Tính toán "Asia Pacific Journal on Computational Engineering (APJCEN)"[1], nhà xuất bản Springer. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn