MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Messerschmitt Me 262, chiếc chiến cơ đầy nguy hiểm của Đức trong Thế chiến thứ hai. Ảnh: Wiki

Me 262, chiến cơ Đức nguy hiểm nhất Thế chiến thứ hai

Anh Vũ LDO | 02/08/2022 12:05
Me 262, chiến cơ đến từ Đức được coi là nguy hiểm nhất Thế chiến thứ hai đã cất cánh lần đầu vào 80 năm trước.

Tháng 7.2022 đánh dấu 80 năm kể từ chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu được cho là nguy hiểm nhất trong Thế chiến thứ hai: Messerschmitt Me 262 của Đức.

Loại máy bay này sử dụng động cơ phản lực trong thời đại mà động cơ piston là tiêu chuẩn công nghiệp, điều này đã thể hiện rằng công nghệ máy bay của Đức đã đi trước thời đại rất nhiều.

Bắt đầu được phát triển vào cuối những năm 1930 (trước khi chiến tranh giữa Đức với Đồng minh diễn ra), Messerschmitt Me 262 đã trải qua một quá trình phát triển kéo dài do tính phức tạp của nó và chỉ có thể sẵn sàng tham chiến vào tháng 4.1944 - một năm trước khi Berlin thất thủ.

Chiếc Me 262 được trưng bày trong bảo tàng. Ảnh: Wiki

Tuy nhiên, hơn 1400 chiếc đã được chế tạo trong một khoảng thời gian rất ngắn, và gây ấn tượng mạnh bằng vũ khí trang bị lớn hơn và hiệu suất bay vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Ước tính cho rằng Me 262 có thể đã hạ khoảng 550 máy bay của quân Đồng minh trong thời gian phục vụ quân đội ngắn ngủi. Tuy đầy ấn tượng và mạnh mẽ, chiếc máy bay này được đưa vào phục vụ quá muộn trong chiến tranh và với số lượng quá ít, chúng khó có thể đảo ngược tình thế của các chiến dịch không kích.

Thế nhưng Me 262 khiến cho quân Đồng minh phải thay đổi chiến thuật chống lại máy bay chiến đấu của mình. Cụ thể, bằng cách nhắm vào các đường băng và khu hậu cần để ngăn các máy bay chiến đấu xuất quân, các quân đội với không lực yếu hơn sẽ không phải đối mặt trực tiếp với những cỗ máy đầy mạnh mẽ trong chiến trận.

Chiến thuật của  nhằm chống lại máy bay Me 262 được cho là phù hợp và sẽ được các quân đội có không lực yếu quan tâm hơn trong thế kỷ 21. Trong khi nền kinh tế của Đức đang suy thoái, các sân bay chứa các máy bay chiến đấu phản lực tiên tiến cũng đã trở thành mục tiêu ưu tiên cho các cuộc không kích ném bom của Anh và Mỹ. Các tuyến đường cung cấp và công nghiệp từ trên không đã gặp phải các vấn đề như thiếu hụt nhiên liệu, nguyên liệu và phụ tùng. 

Hình ảnh chiếc Me 262 vào năm 1945. Ảnh: Wiki

Sau chiến tranh, nhà thiết kế máy bay chiến đấu Willy Messerschmitt đã bị bỏ tù một thời gian ngắn và bị cấm sản xuất máy bay chiến đấu cho Tây Đức thời hậu chiến. Ông sau đó phát triển thêm một máy bay chiến đấu nữa, Helwan HA-300, cho Không quân Ai Cập, nhưng tác phẩm cuối cùng của ông không thể sánh với một máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới như Me 262.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn