MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên đến công tác tại Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chia sẻ về công tác tham vấn học đường.

20% học sinh có tổn thương sức khỏe tâm thần cần trị liệu nhưng thiếu giáo viên tư vấn tâm lý

Thảo Anh LDO | 23/04/2018 21:08

Đây là ý kiến của ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh sinh viên về nhu cầu đào tạo giáo viên tư vấn tâm lý trong thời gian sắp tới.

Ngày 23.4, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức hội thảo đào tạo chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Vụ trưởng Bùi Văn Linh cho biết: “Hiện nay, số lượng trường THCS là 10.939 và số lượng trường THPT là 2.834. Theo chủ trương thành lập phòng tham vấn tâm lý tại các trường, sẽ có khoảng hơn 60 nghìn giáo viên tham vấn tâm lý của gần 14 nghìn trường phổ thông cần được bồi dưỡng trong vòng 2 đến 3 năm”.

Theo các số liệu khảo sát của Bộ GDĐT tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy, khoảng 80% học sinh có những vướng mắc cần chia sẻ và mong muốn có một khoảng không gian riêng tư ở trong trường để nói ra và tìm giải pháp cho những vấn đề của bản thân.

Nghiên cứu dịch tễ trên 7 tỉnh phía Bắc của cán bộ Trường Đại học Giáo dục cũng cho thấy khoảng 20% số học sinh có tổn thương sức khỏe tâm thần tới mức phải can thiệp trị liệu. 

Nhiều chuyên gia tâm lý, nhà giáo tham dự hội thảo

Thời gian vừa qua, những “sự cố” giáo dục xảy ra liên hoàn gây hoang mang dư luận. Giới chuyên gia đều nhìn nhận rằng hầu hết các vụ việc đó dù đa dạng, song có chung nguồn gốc liên quan đến các lĩnh vực tham vấn học đường. Sau khi xảy ra nhiều sự việc lệch lạc quy chuẩn đạo đức trong nhà trường, Bộ GDĐT đã có những động thái mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai công tác tham vấn tư vấn học đường thời gian qua chính là nguồn nhân lực có đủ trình độ và kỹ năng. Cho tới hiện tại, hầu hết các nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý.

Ông Nguyễn Đức Huy - Phó Hiệu trưởng Đại học Giáo dục, ĐHQGHN cho rằng: Đội ngũ làm công tác tham vấn tâm lý trong nhà trường chủ yếu là giảng viên một số chuyên ngành như Luật, Tâm lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân; một số khác là giáo viên dạy Lịch sử và Địa lí hay cán bộ chuyên trách tạo các phòng ban như phòng Công tác học sinh sinh viên, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tham gia.

Mặc dù hàng năm, đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm công tác tham vấn đều được tập huấn nâng cao trình độ nhưng nội dung tài liệu tập huấn còn chưa chuẩn hóa, cán bộ tập huấn không phải là chuyên gia tham vấn học đường có nhiều kinh nghiệm thực tế, làm hạn chế năng lực tư vấn của đội ngũ này.

Trao đổi về vấn đề này, Phó Vụ trưởng Bùi Văn Linh cho biết: 100% giáo viên tham gia tham vấn học đường sẽ được bồi dưỡng chương trình chuẩn do Bộ GDĐT qui định. Các trường đăng ký hồ sơ để tham gia bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo chương trình do Bộ qui định thì mới được phép giảng dạy.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn