MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh minh hoạ

68% số người sau khi uống rượu bia sẽ điều khiển phương tiện giao thông

Minh Hạnh LDO | 26/07/2019 17:42
Trong số các vụ TNGT do uống rượu bia lái xe, tỉ lệ người xe máy chiếm từ 70 - 90%, trong đó, tỉ lệ nam giới gây ra là 80 - 90%... Đó là số liệu được công bố tại Hội thảo quốc gia “Công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam”, được tổ chức ngày 26.7 tại Hà Nội.

Theo Ts. Vũ Anh Tuấn (Trường Đại học Việt Đức), một số kết quả nghiên cứu về hành vi tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy hành vi URB-LX rất phổ biến bất chấp các quy định luật pháp hiện hành.

Tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm tỉ lệ 68% (xe máy 62%, ô tô 6%).

Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say, trong đó có 34% người có dáng đi hơi xiêu vẹo, 5% người xiêu vẹo. Tỉ lệ vi phạm Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) rất cao, cụ thể là 36% không bật xi nhan khi sang đường, 26% đi ngược chiều và 17% không bật đèn xe.

Khảo sát, phân tích chuyên sâu tâm lý hành vi người điều khiển xe máy chung cho thấy người đi xe máy tự tiết lộ rằng hành vi URB-LX gây ra khoảng 11-17% các vụ TNGT đối với bản thân họ.

Thói quen URB hàng ngày hoặc hàng tuần làm gia tăng hành vi URB-LX. Nam giới và người làm việc thời vụ có xu hướng URB-LX thường xuyên hơn các nhóm khác. Hạn chế trong nhận thức về các tác động của rượu bia lên sức khỏe và khả năng kiểm soát tình huống nguy hiểm khi lái xe làm tăng mức độ thực hiện hành vi URB-LX.

Theo Thượng tá Lê Huy Trí – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu ATGT (Học viện Cảnh sát Nhân dân), bên cạnh việc xử lý nghiêm vi phạm, việc công khai, tuyên truyền rộng rãi cũng là 1 biện pháp cần được thực hiện có hiệu quả mang tính thực chất.

Cần có “tuyên truyền liên tục” để làm nổi bật hoạt động cưỡng chế (nâng cao tác động cưỡng chế rất lớn); đưa tin trên báo chí để hỗ trợ hoạt động cưỡng chế; Chiến dịch phải lan tỏa đến tất cả các “loại hình giáo dục” và các nhóm tuổi trong cộng đồng có nguy cơ; tính chuyên nghiệp của hoạt động.

 “Cơ quan chức năng cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước áp dụng điểm ATGT đối với lái xe, đặt ra mục tiêu số lần tối thiểu kiểm tra 1 giấy phép lái xe trong một năm để tạo sự răn đe, giúp lái xe ý thức được họ sẽ bị kiểm tra bất cứ lúc nào và sẽ bị mất quyền lợi trong tham gia giao thông nếu điểm ATGT thấp”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn