MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

9x kiếm nghìn đô từ triển lãm nghệ thuật “xác côn trùng”

Yến Nhi (Tatler HongKong) LDO | 09/10/2020 20:55
Chủ nhân bộ sưu tập độc đáo Terra House, nhà sinh vật học Morly Tse đã thành công trong việc biến bảo tồn côn trùng thành một loại hình nghệ thuật.

Nếu không phải triểm lãm nghệ thuật được trình diễn trong một trung tâm thương mại lớn, thì có lẽ du khách đã lầm tưởng rằng họ đang quay ngược thời gian, trở về thời nguyên thủy để chứng kiến những “cái chết” hết sức độc đáo này.

Morly Tse với tác phẩm điêu khắc nghệ thuật từ côn trùng (Ảnh: Stephanie Teng - Tatler HongKong).

Terra House là bộ sưu tập “xác côn trùng” của nhà sinh vật học nổi tiếng đến từ Hong Kong - Morly Tse (26 tuổi). Trước khi bước vào con đường nghiên cứu côn trùng, cô đã từng theo học chuyên ngành về động vật ở Anh. Một trong những loại côn trùng yêu thích được cô sử dụng để nghiên cứu là bướm.

Việc bảo tồn hay sử dụng côn trùng trong nghệ thuật có lẽ còn là một thuật ngữ mới mẻ đối với thị trường Việt Nam. Nhưng ở Hồng Kông nó đã trở thành một nghề thủ công hết sức đặc biệt và thu hút được sự chú ý từ rất nhiều đối tượng công chúng.

Những loài bướm khác nhau được gắn kết (Ảnh: Stephanie Teng cho Tatler Hong Kong).
Bộ sưu tập bướm đêm hoàng hôn (Ảnh: Stephanie Teng cho Tatler Hong Kong).

Để biến những chú bướm vừa qua đời trở thành những tác phẩm nghệ thuật, Tse đã phải trải qua rất nhiều những công đoạn khó nhằn. Đầu tiên, cô ấy phải thực hiện một quá trình vệ sinh hết sức tỉ mỉ sau đó bù nước cho chúng trong vòng một tuần. Trước khi gắn kết chúng bằng những chiếc ghim côn trùng học đặc biệt, cô ấy phải đo đạc cẩn thận để đảm bảo đôi cánh của chúng có độ đối xứng. Sau đó lại mất thêm một tuần nghỉ ngơi nữa để mẫu vật có thể khô lại.

Trong khi việc sử dụng xác các loài sinh vật sống đã phổ biến hàng thập kỷ qua ở phương Tây, thì châu Á vẫn chưa phát hiện ra sức hấp dẫn của việc trang trí này.

Một mẫu vật (Ảnh: Stephanie Teng cho Tatler Hong Kong).

Côn trùng đối với nhiều người là một “nỗi ám ảnh” bản năng đầu tiên của họ khi phát hiện ra côn trùng là đánh đập, la hét, hoặc phun thuốc. Chưa nói đến việc “mê tín dị đoan” về cái chết sẽ đem lại sự xui xẻo. Tse chia sẻ cô đã chứng kiến ​​những khách hàng nhiệt tình ban đầu trở nên chùn bước ngay khi họ bước vào xưởng thủ công của cô.

Cô nói: “Tôi từng rất sợ nhiều loại côn trùng. Khi tôi bắt đầu làm việc với bướm, tôi sợ phải chạm vào chúng. Tôi sợ đôi chân của chúng. Nhưng khi tôi phải làm việc với bướm mỗi ngày thì tôi đã không còn sợ côn trùng nữa. Tôi hy vọng có thể chia sẻ điều này với những người khác, để giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi. Nếu mọi người tìm hiểu về chúng, họ sẽ dễ dàng chấp nhận sự tồn tại của chúng hơn”.

Sản phẩm đã thành hình được sử dụng để trang trí (Ảnh: Stephanie Teng cho Tatler Hong Kong).
Hình ảnh sản phẩm được sử dụng trong trang trí (Ảnh: Stephanie Teng cho Tatler Hong Kong).

Kể từ khi còn là một thiếu niên, Tse đã có niềm yêu thích với các loại hình nghệ thuật, động thực vật khác thường và phong cách gothic. Được đào tạo bài bản về nghệ thuật, cô ấy đã có một thời gian là tình nguyện viên tham gia vào việc bảo tồn điêu khắc ở Paris với các chuyên gia tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia, năm 2018. Khi trở lại Hồng Kông, cô bắt đầu công việc tại Trang trại Kadoorie và Vườn Bách thảo, nơi có nhiều động vật hoang dã hồi sinh và cũng là cái nôi hình thành bộ sưu tập côn trùng hết sức độc đáo này.

Côn trùng lá khổng lồ (Ảnh: Stephanie Teng cho Tatler Hong Kong).
Bọ cánh cứng xếp thành khung (Ảnh: Stephanie Teng cho Tatler Hong Kong).

Tse chia sẻ: “Tôi thích những màu sắc, hoa văn và kích cỡ khác nhau ở loài bướm đặc biệt là với bướm đêm hoàng hôn. Khi nhìn vào chúng, tôi càng muốn tìm hiểu thêm về những gì thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta”.

Các thiết kế của cô có giá trị dao động từ vài trăm đến hơn một nghìn đô la. Tuy nhiên, Terra House không trưng bày bất kỳ loài nào có nguy cơ tuyệt chủng.

Trong một thành phố với 245 loài bướm, Tse muốn truyền cảm hứng về sự trân trọng thế giới tự nhiên và xua tan đi sự ghê tởm xung quanh những con bọ hay những điều cấm kỵ về cái chết. Mỗi tác phẩm của cô đều có ghi chú về các loài và cô dành rất nhiều thời gian để thảo luận về nghệ thuật của mình với khách hàng.

“Rất nhiều người trong số khách hàng của tôi đã hiểu được khái niệm về sự sống và cái chết, mối liên hệ giữa sống và chết, và những huyền thoại xung quanh chúng”. Tse cho biết thêm: “Giáo dục và nghệ thuật, đó là mục đích chính của tôi”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn