MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hộ đê bảo vệ lúa ở xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn. Ảnh: Lục Tùng

An Giang: “Gồng mình” giữ đê bảo vệ lúa

Lục Tùng LDO | 06/09/2018 11:58
Ông Trần Anh Thư – Giám đốc Sở NNPTNT An Giang cho biết, hiện toàn tỉnh còn 6.966ha lúa hè thu chưa thu hoạch, trong đó có đến hơn 2.600ha diện tích gieo trồng ngoài đê bao đã và đang bị nước lũ đe dọa cấp bách nên tỉnh đã khẩn trương huy động mọi lực lượng túc trực hộ đê giúp dân cứu lúa.

Sau khu về sớm hơn quy luật nhiều năm gần 1 tháng, giờ đây lũ trên sông Mekong đổ về ĐBSCL lại diễn biến phức tạp. Lũ lên nhanh và có khả năng đạt đỉnh sớm hơn dự báo ban đầu gần 1 tháng. Điều này đã trực tiếp dồn đẩy hàng ngàn héc- ta lúa vùng đầu nguồn, vùng trũng tại các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL vào thế mong manh, dễ vỡ.

Hiện mức chênh lệch giữa mực nước lũ bên ngoài với mặt ruộng bên trong đã lên đến 1,5m, thậm chí có nơi cao hơn 2m.

Trong khi đó, hầu hết diện tích gieo sạ ngoài đê bao bảo vệ, chỉ có bờ bao vừa thấp vừa tạm bợ nên nguy hiểm. Hiện tại nhiều nơi, mực nước lũ đã mấp mé tràn qua thân bờ bao nên địa phương đã huy động mọi lực lượng gồng minh hộ đê cứu lúa.

Bên cạnh việc huy động người dân, lực lượng tại chỗ, các huyện, thị, thành phố cũng khẩn trương đưa lực lượng bộ đôi, biên phòng xuống giúp dân... và tận dụng tất cả những gì có thể để hộ đê, giữ đê với quyết tâm cao nhất để bảo vệ tài sản người dân...

Lãnh đạo tỉnh cũng chia thành nhiều đoàn đi kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc, động viên và có chỉ đạo xử lý kịp thời các tình huống phức tạp.

Sau đây Lao Động xin gởi đến bạn đọc vài hình ảnh thể hiện tinh thần này do phóng viên ghi nhận được tại huyện Tri Tôn.

Hộ đê bảo vệ lúa ở xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn. Ảnh: Lục Tùng
Lũ đầu nguồn về sớm, lên nhanh và diễn biến phức tạp, đã gây ảnh hưởng đến đời sống người dân vùng đầu nguồn, ngay cả địa phương miền núi như Tri Tôn cũng bị ngập. Ảnh: Lục Tùng
Hiện nước lũ đe dọa nhiều diện tích trồng lúa thu đông. Ảnh: Lục Tùng
Mực nước lũ đã và đang đe dọa nhiều tuyến bờ bao tạm. Ảnh: Lục Tùng
Do nước ngập sâu, khó tìm nguyên vật liệu nên việc hộ đê tại nhiều nơi rất đơn sơ. Ảnh: Lục Tùng
Có nơi tận dụng bao đã qua sử dụng để vô đất làm vật chắn.... Ảnh: Lục Tùng
Thậm chí tận dụng cả cây lá sẵn có để hộ đê. Ảnh: Lục Tùng
Nhiều đồng lúa nằm chơi vơi giữa biển nước. Ảnh: Lục Tùng
Địa phương phải huy động tất cả các phượng tiện tháo nước cứu lúa từ máy sử dụng nhiên liệu... Ảnh: Lục Tùng
Cho đến máy bơm điện để rút nước cứu lúa. Ảnh: Lục Tùng
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Võ Anh Kiệt (thứ 2 trái sang) trực tiếp đến xã Vĩnh Phước (Tri Tôn) nắm tình hình và động viên lực lượng bảo vệ đê. Ảnh: Lục Tùng
Địa phương huy động người dân đến bảo vệ các điểm đê xung yếu. Ảnh: Lục Tùng
Và cả lực lượng bộ đôi, biên phòng cũng được huy động đến bảo vệ đê bao giữ lúa. Ảnh: Lục Tùng
Ở những nơi nguy cơ cao, địa phương điều động phương tiện cơ giới đến hỗ trợ việc hộ đê. Ảnh: Lục Tùng
Hiện nhiều tuyến bờ bao đã tạm thời an toàn sau thời gian được gia cố. Ảnh: Lục Tùng

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn