MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chợ hoa Hàng Lược. Ảnh minh hoạ Văn Đức

Ăn Tết văn minh "thời" dịch COVID-19

ANH THƯ LDO | 11/02/2021 07:00
Để có một cách Tết trọn vẹn, phù hợp với từng gia đình, hoàn cảnh, nhiều người nhắc nhau về một cái Tết văn minh.

Tết đến Xuân về là lúc mỗi gia đình quây quần, đoàn tụ, tổng kết một năm làm việc vất vả và dành cho nhau những lời chúc tụng tốt đẹp cho năm mới.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, Tết cổ truyền của người Việt có rất nhiều nét đẹp. Nét đẹp bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước, lịch theo lịch mặt trăng. Lịch đó tổng kết một năm, mọi người gặp gỡ lẫn nhau, gia đình sum họp, quây quần.

Theo ông Chức, Tết cổ truyền và Tết văn minh không mâu thuẫn với nhau. Phần mâu thuẫn ở chỗ chúng ta không phát huy nét đẹp của Tết truyền thống và giữ lại những hủ tục.

Ông Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa-Xã hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: Anh Thư

Điểm lại những hủ tục như như mê tín dị đoan, thậm chí khi khó khăn vẫn ăn uống linh đình, đặc biệt vào chốn linh thiêng để đồng bạc lẻ vào tay phật, cầu xin thánh thần những điều hằng ngày không chịu tu dưỡng, mà lại xin. Ông Chức cho rằng, đây là những điểm không cổ truyền và cũng không văn minh.

Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa-Xã hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, ăn Tết văn minh còn là không xa hoa, lãng phí. Nhất là cư dân nông nghiệp, đi làm cả năm vất vả, nhiều khi quan niệm Tết đến phải sắm sửa thật nhiều, cho bằng người.

"Tất cả những biểu hiện trên là rơi rớt hình thức sĩ diện hão, không thiết thực. Vì vậy, nên từ bỏ những quan niệm này. Ăn Tết vừa đủ, không nên lãng phí"- ông Chức nói.

Ăn Tết vui vẻ, giữ gìn nét đẹp truyền thống mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy. Tết đến luôn dành lời tốt đẹp, trong khó khăn cũng dành những điều lạc quan, tin tưởng. Năm mới, xuân mới làm tốt đẹp, bỏ lại những điều xui xẻo.

Đặc biệt lao động của thời đại văn minh, ông Chức cho rằng: "Tết cổ truyền cho nghỉ khá dài, đáng lý người thời nay hiểu Tết văn minh là thế nào. Chuẩn bị lao động thất tốt để kết thúc năm cho mình và cho giới chủ, thu nhập tốt, hoàn thành công việc. Nghỉ tết vui vẻ, lành mạnh để đến đúng ngày, hẹn phải đến nơi làm việc".

Mặt khác, văn minh ngày Tết cổ truyền phải nghĩ đến cái đẹp của cộng đồng. ông Chức bày tỏ: "Trong lúc này, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Ăn tết năm nay có khác không? Trong hoàn cảnh, tình hình dịch bệnh như vậy, chúng ta cần cân nhắc giữa việc ăn tết cho vui và giữ gìn cho mình, cộng đồng, chống COVID-19 cũng là văn minh".

Theo Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa-Xã hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chúng ta cần tuân thủ nghiêm chỉnh 5k- khuyến cáo của Bộ y tế. Đặc biệt, vùng có dịch phải chấp hành tuyệt đối, không giấu giếm mà di chuyển, tập trung đông người khiến dịch COVID-18 có khả năng lây lan trong cộng đồng. Đây cũng là một cái Tết đặc biệt, vì vậy người dân cần có những chuyển mình phù hợp với từng hoàn cảnh xã hội khác nhau.

This browser does not support the video element.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn