MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Vườn Quốc gia Cúc Phương thả động vật hoang dã về rừng. Ảnh: TTXVN

Báo chí đồng hành bảo vệ động vật hoang dã

Vũ Long LDO | 28/09/2023 12:04

Săn bắn, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã động vật hoang dã vẫn ngấm ngầm diễn ra và báo chí đang góp phần hỗ trợ các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý hành vi vi phạm này.

Tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và phát triển, vấn nạn săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã xảy ra ở Việt Nam và trên thế giới, thông qua việc gia tăng các hoạt động săn, bẫy động vật.

Sử dụng các công cụ bẫy, bắt phi truyền thống đặng là vấn nạn gây ra sự suy thoái nghiêm trọng cho quần thể của các loài hoang dã, như bẫy thắt chân, súng bắn cồn, giăng lưới ở khu vực chim di cứ trú chân, kích điện ở các dòng sông... Săn, bắt, vận chuyển, tiêu thụ động thực vật đang trở thành vấn nạn và thách thức lớn của quốc gia, gây suy giảm quần thế và biến mất của nhiều loài, ảnh hướng tới các nguồn lợi lâu dài, ảnh hưởng tới quần thể loài ngoài biên giới của Việt Nam" - ông Nguyễn Mạnh Hà nhấn mạnh.

Thả cá thể trăn lớn tại Vườn Quốc gia Vũ Quang ( Hà Tĩnh). Ảnh: Quang Tuấn

Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán động vật hoang dã có nguồn gốc nước ngoài qua Việt Nam đã diễn ra trong một thời gian dài. Sở dĩ kẻ vi phạm chọn Việt Nam để trung chuyển là do Việt Nam có chung đường biên với nhiều quốc gia là nguồn cung cũng như nơi tiêu thụ.

Báo chí đồng hành chống buôn bán trái phép động vật hoang dã

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), hiện nay, Chính phủ Mỹ đang phối hợp với Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã trong nước và qua Việt Nam.

Dự án bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp được USAID hỗ trợ, do Ban Quản lý các dự án lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) là chủ dự án, phối hợp với WWF, TRAFIC và ENV thực hiện. Đây là dự án nhằm hỗ trợ nỗ lực của Chính phủ trong đấu tranh chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật trong nước và đi qua Việt Nam mà mục tiêu lớn nhất là giảm nhu cầu tiêu thụ đối với sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật.

Sáng 28.9, phát biểu tại hội thảo "Phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật" do Bộ NNPTNT phối hợp với USAID, WWF, TRAFIC và Vườn quốc gia Cúc Phương tổ chức (diễn ra trong 2 ngày 29-29.9.2023), ông Nguyễn Văn Chính - Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương nhấn mạnh:

Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nơi khẳng định sự quan tâm hết mực từ rất sớm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học ngay từ thời kỳ đất nước còn khó khăn, ngoại xâm đánh phá; nơi thực hiện hợp tác hiệu quả, sử dụng đúng mục đích các nguồn lực hỗ trợ quốc tế về cứu hộ các loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.

"Chúng tôi biết ơn và khẳng định rằng, mỗi thành quả của Cúc Phương đều có vai trò của giới truyền thông trong và ngoài nước. Chính các nhà báo ngoài việc ghi nhận hy sinh thầm lặng của những người làm bảo tồn thì còn tạo hiệu ứng lan tỏa, để Cúc Phương trở thành chiếc nôi của bảo tồn; Tổ chức Du lịch thế giới trao tặng Cúc Phương danh hiệu 5 năm liền là Vườn quốc gia hàng đầu Châu Á"- ông Chính nói.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Chính, cơ quan báo chí, truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục lan tỏa thông điệp, chung tay hành động cùng chống lại hành động buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật ở Việt Nam.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn