MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
BHXH tỉnh Ninh Bình tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện cho người dân ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nguyễn Trường

BHXH tự nguyện - điểm tựa cho lao động tự do

NGUYỄN TRƯỜNG LDO | 02/12/2021 10:57

Hiện nay, vẫn còn một bộ phận không nhỏ những NLĐ tự do, không có thu nhập ổn định. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống khi họ mất sức lao động hoặc gặp rủi ro, bệnh tật. Vì vậy, BHXH tự nguyện chính là điểm tựa, là “cứu cánh” cho những người không có lương hoặc thu nhập thấp.

BHXH tự nguyện - lựa chọn của nhiều lao động tự do

Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1976, trú tại phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình) cho biết, hai vợ chồng chị đều không có công việc ổn định, chồng chị chạy xe ôm còn chị ở nhà làm cắt tóc gội đầu tại nhà. Thu nhập của 2 vợ chồng chỉ đủ chi phí nuôi 2 con nhỏ ăn học và sinh hoạt hằng ngày trong gia đình. Điều làm vợ chồng chị lo lắng nhất đấy chính là những lúc vợ chồng, con cái ốm đau, bệnh tật hay khi về già không biết làm gì để sinh sống. Chính vì vậy vợ chồng chị đã bàn với nhau và quyết định tham gia đóng BHXH tự nguyện để sau này có lương hằng tháng để lo cho cuộc sống.

“Vợ chồng tôi cũng tìm hiểu rất nhiều loại hình bảo hiểm nhân thọ hiện nay nhưng mức đóng hằng tháng cao, gia đình không có khả năng. Tình cờ một lần có nhân viên của bưu điện đến nhà tư vấn về BHXH tự nguyện tôi thấy rất phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình nên đã đăng ký tham gia. Số tiền mình tham gia đóng hằng tháng coi như là của để dành sau này về già có tiền để lo cho cuộc sống” - chị Nhung chia sẻ.

Không chỉ những lao động tự do ở khu vực thành thị như vợ chồng chị Nhung lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện mà hiện nay, nhiều lao động ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện.

Anh Tô Bá Lực (trú tại xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) anh làm nghề thợ xây, vợ ở nhà làm may, thu nhập của 2 vợ chồng không ổn định, để có tiền tích trữ khi về già, vợ chồng anh đã tham gia BHXH từ đầu năm 2020. 

“Tôi thấy chính sách BHXH tự nguyện rất phù hợp với hoàn cảnh gia đình như mức đóng, phương thức đóng hằng tháng rất linh hoạt tạo điều kiện cho NLĐ tham gia một cách thuận lợi” - anh Lực chia sẻ. 

NLĐ tự do được hưởng những lợi ích thiết thực

Ông Đinh Nho Khánh - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Ninh Bình - cho biết, tính đến hết tháng 11.2021, toàn tỉnh Ninh Bình mới chỉ có trên 17.100 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 79,6% so với chỉ tiêu giao. Chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện đã đem lại lợi ích rất rõ, đó là cơ hội cho tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được chính sách hưu trí - lương hưu khi về già. 

Cũng theo ông Khánh, ngoài các quyền lợi về lương hưu hằng tháng được xác định dựa trên mức đóng và thời gian tham gia của NLĐ, mức lương hưu tiếp tục được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt, tăng trưởng kinh tế và khả năng cân đối của quỹ BHXH từng thời kỳ. Cụ thể, với ba mức hỗ trợ 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; 25% đối với hộ cận nghèo; và 10% đối với các đối tượng còn lại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn