MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đại gia tự cho mình quyền lấn chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng.

Bờ sông Sài Gòn bị "xẻ thịt": Đời cha thấy sông, đời con chỉ thấy bê tông

Huân Cao LDO | 22/10/2019 16:34

Nhiều người dân đã gắn bó với con sông Sài Gòn hằng bao đời nay với những buối tắm sông, thả diều hay đi bộ thể dục trên bờ sông. Thế nhưng, giờ con sông này đã bị bê tông hóa, các đại gia và doanh nghiệp xây dựng kín hết hai bên bờ sông nên không thể vào được.

Gia đình 3 thế hệ, thế hệ thứ 3 không được thấy sông

Các công trình nhà ở thương mại che khuất sông Sài Gòn.

Chúng tôi tìm đến một khu dân cư gồm những hộ dân sinh sống lâu năm gần sông Sài Gòn, thuộc phường Thảo Điền, quận 2. Gia đình bà Nguyễn Thị Sáu được xem là một trong những hộ gia đình sống nhiều đời tại đây. Căn nhà mà vợ chồng bà đang ở là đất của bố mẹ chồng để lại, bà Sáu có hai con (1 trai và 1 gái) và cả 2 đã lặp gia đình. 

Bà Sáu cho biết, sông Sài Gòn đã gắn liền với gia đình bà hàng chục năm qua. Cách đây chục năm, khi sông Sài Gòn chưa có xây dựng gì bà hay đem bò ra đấy chăn thả và hái rau dại. Hai vợ chồng cũng thường đi bộ ra bờ sông để tập thể dục hoặc đưa hai con ra đó dạo chơi vì không khí rất mát mẻ.

"Trong vòng 10 năm trở lại đây các công trình nhà ở, chung cư, biệt thự đã xây kín hết bờ sông. Giờ muốn đi bộ ven sông để tập thể dục hoặc đưa cháu nội 8 tuổi ra chơi thả diều bờ sông cũng không được." - bà Sáu nói.

 Bà Sáu tiếc là giờ không còn được đi dạo trên bờ sông Sài Gòn.

Trong khí đó, anh Nguyễn Văn Nhí (con trai bà Sáu) cho biết, sông Sài Gòn đã gắn liền với tuổi thơ của anh. Cứ mỗi chiều tan học, anh cùng nhóm bạn ra bờ sông đá bóng, tắm sông hoặc cùng chơi các hoạt động tập thể.

"Ngày xưa anh em trong khu phố thường kéo ra sông Sài Gòn để chạy bộ, đá bóng và tham gia các hoạt động thể thao. Tôi quen vợ hiện giờ cũng vào một buổi chiều thả diều trên dòng sông đấy. Nay con trai của tôi đã 8 tuổi, nhiều lúc muốn đưa con và vợ ra bờ sông chơi như ngày xưa nhưng không được nữa rồi." - anh Nhí chia sẻ.

 Có lẽ 2 đứa cháu nội và ngoại của bà Sáu sẽ không còn có cơ hội nhìn thấy được sông.

Thế hệ cha ông dùng miễn phí, thế hệ con cháu phải trả tiền

Bà Phạm Thị Hai, cũng sinh sống nhiều đời tại phường Thảo Điền, quận 2. Ngôi nhà bà sinh sống chỉ cách sông Sài Gòn khoảng 500 mét. Trước đây bà cùng những người hàng xóm thường đi bộ ra ven sông Sài Gòn để tập thể dục và hóng gió, nhưng giờ cái việc bình thường đấy lại khó thực hiện được.

"Có mấy cái hẻm đi vào sông hóng gió thì họ ngăn cản rồi, ngày trước mấy cái hẻm ra sông đấy tuy là đường đất đá nhưng đi lại tự do. Các con tôi muốn vào hóng gió sông Sài Gòn thì phải vào quán nhà hàng, cafe ven sông nhưng tốn tiền lắm."- bà Hai chia sẻ.

Bà Hai cho biết vào các quán ven sông ngồi uống nước rất tốn tiền.

Nỗi lòng của bà Hai cũng là tâm trạng chung của nhiều cư dân nơi đây, nhiều người không đồng tình với việc chính quyền để cho các công trình xây dựng của một vài cá nhân xây kín hết bờ sông mà họ đã gắn bó bao đời nay.

"Cách đây hàng chục năm tôi có nghe bờ sông Sài Gòn sẽ được quy hoạch làm con đường chạy ven sông, kèm với đó công viên. Nhưng không hiểu sao đến giờ đường không có, công viên cũng không mà chỉ thấy toàn nhà biệt thự của các đại gia." - ông Trần Văn Bảy thắc mắc.

 Nhiều người dân giờ muốn ngắm sông Sài Gòn thì phải vào những quán thế này và phải trả tiền cao hơn nhiều lần bên ngoài.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn