MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Không băn khoăn 200.000 sinh viên thất nghiệp mà lo chất lượng

Hữu Long LDO | 05/06/2018 15:13

Con số 200.000 sinh viên ra trường thất nghiệp khiến nhiều đại biểu lo lắng về chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, quan trọng là chất lượng sinh viên ra trường. 

Trong phiên chất vấn của Quốc hội chiều 5.6, đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh trăn trở về tình trạng thanh niên ra trường không có việc làm. Đại biểu đặt câu hỏi Bộ trưởng  Đào Ngọc Dung suy nghĩ gì về thực trạng này?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, việc sinh viên ra trường không có việc làm là vấn đề hệ lụy kéo dài.

Một năm, chúng ta vào khoảng 700.000 sinh viên ra trường, trong khi đó khoảng 200.000 người thất nghiệp. Nhìn rộng ra một chút, tỉ lệ sinh viên toàn cầu thất nghiệp 13%. Riêng Châu Á Thái Bình Dương 11%.

"Nếu so với bên ngoài, chúng ta không băn khoăn mà lo về chất lượng nguồn nhân lực " - Bộ trưởng  Đào Ngọc Dung nói.

Về giải pháp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, để giải quyết tình trạng sinh viên ra trường có việc làm, trước hết, chúng ta cần thực hiện tốt Nghị quyết trung ương 5; Nâng cao chất lượng dự báo cung cầu trong khối giáo dục nghề nghiệp... Xây dựng đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, tuyên truyền giáo dục vận động thanh niên theo hướng đại học không phải là con đường duy nhất.

Vấn đề xâm hại trẻ em được nhiều đại biểu đặt ra trong nhiều phiên họp Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn nêu con số:  Khoảng 59,9% người xâm hại trẻ em là người thân trẻ em. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp ngăn chặn tình trạng này?

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc phân loại những đối tượng người thân cần được các ngành chức năng làm rõ, để từ đó có giải pháp ngăn chặn xâm hại trẻ em.

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, để ngăn chặn tiến tới chấm dứt tình trạng trên, các bộ ngành cần tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước; nâng cao trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ LĐTBXH, UBND các cấp; Tập trung rà soát, sửa đổi bộ sung hệ thống pháp luật; Tăng cường quản lý của gia đình, nhà trường và xã hội. Phối hợp chặt chẽ trong thực thi pháp luật và xử lý nghiêm những vụ việc; Tăng cường dịch vụ công bảo vệ trẻ em; tập trung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ trẻ em…

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn