MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trạm thu phí An Sương - An Lạc "xả trạm" tối 3.12

BOT ở Sài Gòn phải xả trạm vì tài xế phản đối: Chủ đầu tư nói gì?

M.Q LDO | 04/12/2018 07:50
Cho rằng trạm thu phí An Sương - An Lạc (quận Bình Tân, TPHCM) hoạt động quá hạn 31 tháng, từ chiều 3.11 một nhóm tài xế đậu xe phản đối khiến chủ đầu tư phải cho xả trạm.

Trước đó, khoảng 17h ngày 3.11, hàng chục người chạy ôtô đến Trạm thu phí An Sương - An Lạc trên Quốc lộ 1 (quận Bình Tân) nhưng không mua vé qua trạm. Khi nhân viên đề nghị thu phí 15.000 đồng, họ nhất quyết không đóng tiền, cho rằng BOT này đã thu phí quá hạn 31 tháng.

Theo các tài xế, hợp đồng thu phí giữa Bộ GTVT với Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (chủ đầu tư BOT An Sương - An Lạc) bắt đầu từ tháng 4.2004, kéo dài 145 tháng. Tính theo hợp đồng, IDICO đã thu phí quá hạn 31 tháng.

Ông Nguyễn Hồng Ninh - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng IDICO cho biết, tài xế nói Trạm thu phí BOT An Sương-An Lạc thu phí lố 31 tháng là không chính xác. Tuy nhiên do nhiều tài xế phản ứng, dừng đậu, tập trung đông có thể gây ách tắc giao thông nên tạm thời công ty cho xả trạm.

Theo ông Ninh, trên thực tế, trạm này chính thức thu phí từ 2005, không phải 2004 như dự kiến ban đầu. Theo đó, đến tháng 1.2017, trạm thu phí kết thúc giai đoạn 1. Sau đó, đơn vị này tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 4 cầu vượt tại khu vực này. Cụ thể là cầu vượt tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 10B, cầu vượt hương lộ 2 và cầu vượt ngã tư Gò Mây.

Tổng mức đầu tư đã lên tới hơn 2.500 tỉ đồng (trong khi vốn đầu tư ban đầu cho dự án BOT An Sương-An Lạc trên Quốc lộ 1 là 831 tỉ đồng). Do đó, việc thu phí giai đoạn 2 sẽ từ 1.2017 đến 1.2033.

Sau khi năm được sự việc tài xế dừng xe phản đối tại trạm BOT An Sương-An Lạc, đơn vị đã nhanh chóng điều lực lượng đến hiện trường giải quyết sự việc. Đồng thời, lực lượng cảnh sát giao thông cũng có mặt để điều tiết, giải quyết tình trạng ùn tắc tại trạm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn