MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng chục nghìn hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo. Ảnh: Phương Anh

Bước qua nghèo khó nhờ nguồn vốn tín dụng

PHƯƠNG ANH LDO | 15/11/2023 07:57

Từ việc được nhận vốn vay tín dụng chính sách xã hội (CSXH), hàng chục nghìn hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã từng bước nâng cao điều kiện sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Tạo cơ hội thoát nghèo bền vững

Trước đây, gia đình chị Súc Thị Mỹ Lệ - người dân tộc Khmer ở xã Long Phú (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là hộ nghèo, không có đất sản xuất nên đời sống khá chật vật.

Nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng với 3 lần vay vốn là 180 triệu đồng, chị Lệ đã mạnh dạn chọn mô hình trồng sen - nuôi bò để phát triển kinh tế. Hiện gia đình có đàn bò 5 con và 1ha đất thuê để trồng sen lấy ngó. “Cũng nhờ nguồn vốn vay chính sách mà gia đình tôi mới thoát nghèo, ổn định cuộc sống như hôm nay” - chị Lệ vui vẻ cho biết.

Cùng chung niềm vui như hộ chị Súc Thị Mỹ Lệ, hộ anh Lý Diên ở xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị cũng được tiếp cận nguồn vốn vay CSXH để xây nhà. Anh Diên phấn khởi cho biết, ngôi nhà của gia đình xây dựng đã lâu nên xuống cấp nghiêm trọng. Nhờ được xét vay 40 triệu đồng theo Chương trình hỗ trợ nhà ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình mới có điều kiện xây được nhà. Có nhà mới, gia đình có thêm động lực để yên tâm lao động, sản xuất. Những câu chuyện hỗ trợ người dân giảm nghèo, an cư lạc nghiệp không chỉ có ở huyện Long Phú, Thạnh Trị mà còn được mở rộng ra các địa phương trong toàn tỉnh Sóc Trăng.

Theo ông Phạm Tuân - Bí thư Huyện ủy Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), toàn huyện có 26,5% là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, thời gian qua nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả và tác động tích cực trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo ở địa phương. Trong đó, tạo việc làm cho 3.500 lao động, hỗ trợ chi phí cho 40 người đi xuất khẩu lao động nước ngoài, xây dựng 3.906 ngôi nhà cho hộ nghèo, trên 13.000 hộ thoát nghèo.

Tính đến ngày 30.9, dư nợ tín dụng chính sách toàn tỉnh Sóc Trăng đạt 4.773 tỉ đồng, có 154.856 khách hàng, chiếm gần 46% dân số toàn tỉnh. Trong đó, dư nợ cho vay đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đạt 2.428 tỉ đồng, chiếm 50,87% tổng dư nợ, với hơn 82 nghìn hộ còn dư nợ để phục vụ đầu tư sản xuất, mua con giống, thức ăn chăn nuôi, qua đó giúp nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng chục nghìn hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo. Ảnh: Phương Anh

Đồng hành cùng các Chương trình Mục tiêu quốc gia

Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng quan tâm triển khai nguồn vốn tín dụng cho các chương trình mục tiêu quốc gia kịp thời và đúng quy định.

Trong đó, Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đạt 3.585 tỉ đồng, Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững đạt 2.428 tỉ đồng, Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dư nợ cho vay đạt 1.337 tỉ đồng, chiếm 28%/tổng dư nợ, với 45.189 khách hàng còn dư nợ. Theo bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã tham gia trực tiếp thực hiện 4/7 dự án thành phần của Chương trình Giảm nghèo bền vững, thực hiện 9/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và 2/10 dự án thành phần của Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bà Hồ Thị Cẩm Đào khẳng định, nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có thêm điều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm cải thiện và nâng cao đời sống.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn