MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một đoạn đê biển Tây bị sạt lở (ảnh Tư liệu LĐ)

Cà Mau: 50.000 ha sản xuất bị đe dọa do nguy cơ vỡ đê

NHẬT HỒ LDO | 27/06/2018 10:11
Trước tình hình này, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị khẩn cấp triển khai xây dựng kè bảo vệ đê biển Tây.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh rất nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, khó lường, đang uy hiếp trực tiếp đến đê biển Tây (nguy cơ vỡ đê rất cao). Sở NNPTNT tỉnh này cảnh báo tình trạng đê biển Tây sạt lở tương đối nghiêm trọng. Nếu không gia cố kịp thời nguy cơ vỡ đê cao, ảnh hưởng hơn 50.000ha vùng ngọt hóa của huyện Trần Văn Thời và vùng phụ cận.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau khảo sát điểm sạt lở (Ảnh: tư liệu).

Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Cà Mau  chỉ đạo các đơn vị chủ động thực hiện khẩn cấp các giải pháp hộ đê, xây dựng kè bảo vệ bờ biển và đê biển Tây, nhất là tại một số đoạn rất xung yếu như: Đoạn Nam Vàm Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời với chiều dài khoảng 900m; đoạn phía Bắc và phía Nam cống Kênh Mới với chiều dài khoảng 1.200m…

Chủ tịch tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương nghiên cứu, lựa chọn ngay những đơn vị có giải pháp hiệu quả để triển khai thực hiện xây dựng kè bảo vệ đê biển Tây theo cơ chế lệnh khẩn cấp. Yêu cầu đơn vị được chọn phải cam kết bằng văn bản về thời gian hoàn thành công trình ngay trong mùa mưa bão năm 2018 (trước thảng 10.2018) và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu vi phạm cam kết.

Trước mắt, Chủ tịch tỉnh Cà Mau thống nhất cho Sở NNPTNT tạm ứng 2 tỉ đồng để mua sắm, chuẩn bị phương tiện vật chất, thiết bị thực hiện hộ đê.

Bờ sông lớn cũng bị sạt lở nghiêm trọng (ảnh tư liệu)

Trong thời gian chờ chọn lựa đơn vị thi công, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NNPTNT theo dõi, nắm sát tình hình sạt lở bờ biển, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chủ động thực hiện các giải pháp bảo vệ đê biển, nhất là những đoạn rất xung yếu, tuyệt đối không để vỡ đê xảy ra.

Qua ghi nhận của cơ quan chức năng, phía bờ Nam đê Sông Đốc đã sạt lở đến chân đê với chiều dài 15m, rộng hơn 1m, sâu gần 1m; đoạn đê khu vực cống Kinh Mới về hướng Nam chiều dài khoảng 600m nhưng chỉ mới gia cố được 152m, còn lại chưa được gia cố, nguy cơ sạt lở cao; đoạn đê từ cống Kinh Mới về hướng Bắc chiều dài khoảng 3,4km, có nhiều đoạn sạt lở đến chân đê.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn