MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sụp lún, lở đất, khô hạn khắp nơi tại Cà Mau, các nhà khoa học đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm thiệt hại. Ảnh: Nhật Hồ

Cà Mau: Đề xuất đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm sụp lở đất

NHẬT HỒ LDO | 25/02/2020 10:43
Trước tình hình thiệt hại nghiêm trọng do khô hạn, sụp lở đất diễn ra khắp nơi, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch Cà Mau đề nghị xem xét đưa nước mặn vào vùng ngọt để giảm áp lực sụp lở đất.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch Cà Mau nêu đề xuất: “Chúng tôi cho rằng đây là giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chúng tôi đánh giá như vậy là vì ở những nơi không phải vùng ngọt, nước không bị cạn thì không có hiện tượng sụp lún. Ở khu vực xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời trước đó có sụp lún nhưng khi có lượng nước mặn vào thì tình hình sụp lún ngưng lại”.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đồng tình với việc đưa nước biển vào vùng ngọt để giảm thiệt hại do sụp lở đất. Ảnh: Nhật Hồ

Đồng quan điểm này, ông Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chia sẻ, qua ghi nhận cho thấy, trong mùa khô, đường giao thông cạnh các bờ kênh, rạch xảy ra sạt lở là do nguồn nước ở các kênh này khô hạn, không còn giữ được chân đường. Do đó, việc bù nước mặn vào để giảm áp lực là một giải pháp hợp lý.

Ông Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện khoa học đất và khoán sản Việt Nam đề xuất dưa nước biển vào vùng ngọt tại Cà Mau (ảnh Nhật Hồ)

Vì vậy, ông Văn đề nghị tỉnh cần cân nhắc giải pháp đưa nước (mặn) vào các sông, kênh khô cạn để giảm sụt lún, vì ngoài vấn đề môi trường thì về mặt kỹ thuật không có ý nghĩa.

Chia sẻ về vấn đề này, Giáo sư Tiến sĩ Tăng Đức Thắng, (Chuyên viên cao cấp, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) cho rằng, Cà Mau cần có chiến lược trong sử dụng nguồn nước mưa. Tài nguyên nước mưa tại Cà Mau rất phong phú, cần có giải pháp sử dụng hợp lý phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Còn vấn đề dẫn nước từ sông Hậu về là vấn đề khó khăn, vì càng xa càng tốn kém.

Theo ông Thắng, trên thực tế, so với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau có lượng mưa cao hơn hẳn. Bình quân hàng năm, tỉnh này có 165 ngày có mưa, với lượng mưa trung bình năm là 2.360mm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, thời điểm có lượng mưa cao nhất là từ tháng 8 đến tháng 10.

Nhiều ý kiến cho rằng Cà Mau nên trữ nước mưa thay vì dẫn nước ngọt từ sông Hậu về (ảnh Nhật Hồ)

Trước đó, có ý kiến cho rằng cần dẫn nước ngọt từ Sông Hậu về tích nước cho vùng ngọt tại Cà Mau. Tuy nhiên, một giải pháp được cho là phù hợp là chuyển đổi vùng ngọt dần thành vùng lúa tôm. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng đề nghị Cà Mau thận trọng.

Về đề xuất đưa nước mặn vào một số tuyến, trục kênh để giữ chân tránh sụp lở các công trình giao thông, phương án này cũng được nhiều chuyên gia đóng góp ý kiến và hiến kế. Tuy nhiên vẫn còn ý kiến trái chiều, e ngại khi đưa nước mặn vào sẽ gây xâm nhập mặn nặng nề hơn cho vùng ngọt.

Vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau theo quy hoạch có 154.000ha. Tại vùng này, người dân sản xuất trong vùng này đan xen nhiều loại hình. Qua rà soát, diện tích thực tế phục vụ sản xuất hệ sinh thái ngọt là 100.500ha. Theo đó, vùng này được chia làm 5 tiểu vùng; trong đó, tiểu vùng III và phần lớn tiểu vùng II, Bắc Cà Mau hiện còn giữ được ngọt hoá. Bên cạnh đó, trong vùng ngọt hóa có 120km đê, 69 cống xây dựng cơ bản, 4 trạm bơm và hơn 2.200km kênh các cấp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn