MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hà Nội muốn thu 100.000 đồng/lượt xe ôtô vào nội đô. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Căn cứ nào để Hà Nội thu đến 100.000 đồng/lượt xe ôtô vào nội đô?

Phạm Đông LDO | 30/10/2021 17:01
Hà Nội - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đưa ra mức thu dự kiến với các phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông. Trong đó, dự kiến số lượng xe thu phí trong 1 năm sẽ khoảng hơn 7.000.000 lượt phương tiện/năm.

Ngày 30.10, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có báo cáo đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm giảm ùn tắc giao thông”. Báo cáo, xác định mức thu phí tối thiểu để bù đắp chi phí đầu tư và quản lý vận hành các trạm thu phí.

Theo kết quả nghiên cứu đề án, để đầu tư đồng bộ 87 trạm thu phí với tổng mức đầu tư 2.513,4 tỉ đồng. Dự kiến vòng đời dự án đầu tư, quản lý vận hành thu phí là 10 năm. Chi phí đầu tư tính cho 1 năm là: 251,34 tỉ đồng.

Các cổng thu phí được bố trí bên trong vành đai thu phí. Tổng cộng 68 vị trí thu phí với 87 cổng thu phí. Ảnh: Sở GTVT

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, theo kinh nghiệm về quản lý vận hành trạm thu phí, kinh phí quản lý vận hành thường bằng 30-50% kinh phí đầu tư. Nếu lấy mức chi phí quản lý vận hành bằng 40% chi phí đầu tư thì chi phí quản lý vận hành trong 1 năm là: 100,536 tỉ đồng. Như vậy tổng đầu tư và mức chi phí quản lý trong 1 năm là: 351,876 tỉ đồng (= 251,34 tỉ đồng+100,536 tỉ đồng).

Số lượng xe bình thường sẽ đi vào khu vực thu phí được dự kiến, xác định thông qua số lượng xe do tổng cục đường bộ Việt Nam cung cấp qua số liệu thu phí của 3 dự án BOT là Pháp Vân - Cầu Giẽ và Bắc Thăng Long - Nội Bài, Cầu Văn Lang.

Dự kiến tổng đầu tư và mức chi phí quản lý trong 1 năm. Ảnh: Sở GTVT

Năm 2019, lượng xe là 16.363.798 lượt phương tiện (đối với Xe dưới 12 ghế ngồi, có trọng tải dưới 2 tấn; xe buýt vận tải khách) qua 3 trạm BOT. Thành phố Hà Nội có 5 cửa ngõ ra vào thành phố nên có thể dự kiến số lượng xe dự kiến đi vào Thành phố Hà Nội trong 1 năm sẽ là 27.272.997 lượt phương tiện.

Số lượng xe dưới 12 ghế ngồi, có trọng tải dưới 2 tấn không đi vào khu vực trung tâm (khu vực thu phí, xe hoạt động ngoài khu vực thu phí; xe các tỉnh vận hành thông qua Hà Nội…) chiếm khoảng 45-50% tổng số phương tiện (lấy mức trung bình 47,5%): 10.598.051 lượt phương tiện.

Số lượng phương tiện dự kiến đi vào khu vực trung tâm (khu vực thu phí qua 87 trạm) trong 1 năm là 11.713.636 lượt phương tiện. Theo kinh nghiệm tham khảo các nước đã bố trí trạm thu phí thì số xe lựa chọn vòng tránh để không phải nộp phí sẽ khoảng 12% đến 18%.

Xác định số lượt xe thu phí trong 1 năm. Ảnh: Sở GTVT

Đối với thành phố Hà Nội dự kiến số lượng xe này sẽ khoảng 20% bao gồm các xe lựa chọn các tuyến đường không đi vào trạm thu phí và các phương tiện sẽ chuyển từ phương tiện giao thông cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng khoảng 20%.

Như vậy, số lượng xe thu phí (trong 1 năm) sẽ khoảng 7.028.148 lượt phương tiện/năm.

Để đảm bảo đủ bù đắp chi phí đầu tư và chi phí quản lý thu phí thì mức thu phí tối thiểu sẽ là: tổng mức chi phí và quản lý thu phí trong 1 năm/Số lượng xe phải nộp phí: 351,876 tỉ đồng/7.028.146 lượt xe = 50.067đ/lượt xe (làm tròn 50.000đ/ lượt xe).

Như vậy đủ bù đắp chi phí đầu tư và chi phí quản lý thu phí thì mức thu phí tối thiểu sẽ là 50.000 đ/lượt xe.

Cũng theo tính toán của Sở GTVT, trên cơ sở xác định về giá trông giữ phương tiện xe ô tô trong khu vực trung tâm Hà Nội, người đi xe cá nhân trả phí trông giữ xe ôtô từ 50.000 đến 100.000 cho một lần đỗ xe. Vì vậy, để có thể điều chỉnh hành vi của người điều khiển phương tiện khi lựa chọn tuyến đường giữa đi vào khu vực thu phí và không đi vào khu vực thu phí, ít nhất phải ở mức 100.000 đồng trở lên. Do đó có thể xác định mức phí theo nguyên tắc thứ 2 là 100.000 đồng/1 lần/xe. 

Như vậy, Sở GTVT cho biết, tối thiểu và tối đa khung mức phí sẽ là từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/lần/xe. 

Cũng theo Sở GTVT, với mức phí thu 50.000 đồng, chỉ đủ bù đắp chi phí đầu tư và chi phí quản lý vận hành, chưa có nguồn thu ngân sách.

Với mức phí thu 100.000 đồng: Sẽ có nguồn thu về ngân sách hàng năm khoảng 300 tỉ; khuyến khích người tham gia giao thông sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng. Đồng thời sẽ giảm ô nhiễm môi trường tương ứng với lượng xe không vào khu vực thu phí.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn