MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Thể phát biểu tại lễ công bố Quy hoạch mang lưới đường sắt . Ảnh ĐT

Cần khoảng 240.000 tỉ đồng đầu tư cho đường sắt

Minh Hạnh LDO | 01/11/2021 16:33

Chiều 1.1.2021, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố Quy hoạch mạng lưới đường đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – ông Nguyễn Ngọc Đông cho hay, Quy hoạch mạng lưới đường đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu đến năm 2030 khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách,chiếm thị phần khoảng 4,40% (trong đó đường sắt quốc gia 21,5 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 1,87%). Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỉ tấn.km, chiếm thị phần khoảng 1,38%; hành khách 13,8 tỉ khách.km, chiếm thị phần khoảng 3,55% (trong đó đường sắt quốc gia 8,54 tỉ khách.km, chiếm thị phần khoảng 2,22%).

Đồng thời nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 7 tuyến đường sắt hiện có với tổng chiều dài 2.440km; quy hoạch 9 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài 2.362km.

Trong đó: Triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh), ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.

Tầm nhìn đến năm 2050, mạng lưới đường sắt quốc gia được quy hoạch bao gồm 25 tuyến với chiều dài 6.354km. Trong đó: Hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải – Nguyễn Văn Thể cho biết, ý thức giao thông đi trước mở đường, đi trước về quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, tổ chức tốt việc chuẩn bị đầu tư, biến vùng đất, kv tiềm năng thành đg, đáp ứng phát triển kinh tế xã hội. Đây là lần đầu tiên 5 quy hoạch vận tải được thực hiện đồng thời, trong đó đánh giá vai trò, lợi thế của từng ngành vận tải, đường sắt có kết nối với cảng biển lớn, cửa ngõ quốc tế, khu kinh tế, khu công nghiệp, trung tâm logistic, kết nối cửa khẩu. Thời gian tới Bộ Giao thông Vận tải sẽ nghiên cứu xây dựng cơ chế đề xuất nguồn lực, huy động vốn để thực hiện quy hoạch một cách tốt nhất.

Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành đường sắt đến năm 2030 vào khoảng 240.000 tỉ đồng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn