MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cán bộ đến điều tra dân số.

Chỉ 39 hộ dân TP.HCM "vô gia cư": Cục Thống kê lý giải về tiêu chí nhà ở

Huân Cao - Phan Anh LDO | 16/10/2019 16:42

Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố toàn thành phố hơn 10 triệu dân chỉ có 39 hộ không có nhà ở đã gây nhiều tranh luận khác nhau. Xét theo tiêu chí nhà ở chỉ cần có mái che, có tường và có lối đi, thì con số mà Cục thống kê đưa ra có lẽ không làm nhiều người ngạc nhiên.

Tiêu chí nhà ở được Cục thống kê thực hiện thế nào?

Sơ đồ thống kê dân số từ ngày 1.4.2019 

Sáng 16.10, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về tiêu chí nhà ở, nơi ở và chỗ ở được hiểu trong kết quả điều tra, lãnh đạo Cục Thống Kê TP HCM cho biết, khái niệm đơn vị nhà ở được quy định là một công trình xây dựng bao gồm 3 bộ phận: sàn, mái, tường và được dùng để ở.

Đơn vị nhà ở là nơi ở có cấu trúc riêng biệt và độc lập, được xây dựng, biến đổi hoặc sắp xếp dùng để làm nơi ở cho 1 hoặc nhiều hộ. Nó có thể là 1 khu nhà, ngôi nhà, căn hộ hoặc phòng ở không phân biệt thuê mướn, ở nhờ hay sở hữu.

Lãnh đạo Cục Thống kê cho biết, hộ bao gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung. Theo khái niệm về hộ cư dân, những người giúp việc gia đình, người ở trọ và những người không có quan hệ họ hàng cũng được coi là thành viên hộ nếu thường xuyên ở tại nơi này từ 6 tháng trở lên tính đến thời điểm điều tra.

Trường hợp nhà bè ở trên sông, hồ có đầy đủ 3 bộ phận: sàn, mái, tường như định nghĩa trên vẫn được tính là nhà ở. Một phần của một ngôi nhà (phòng hoặc nhóm phòng) cũng có thể là đơn vị nhà ở, đồng thời học sinh sinh viên ở ký túc xá theo phòng thì vẫn tính là có nhà ở theo hộ.

"Trong đợt thống kê này, Cục thống kê không phân biệt có hộ khẩu thường trú TP HCM hay không có hộ khẩu thường trú. Cục cũng không phân biệt hộ có sở hữu nhà hay không sở hữu nhà. Mọi công dân đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP HCM từ 6 tháng trở lên có nơi ở là tường, mái che và sàn thì đều được cói là có nhà ở." - lãnh đạo Cục thống kê nói.

 Bảng thống kê dân số. Ảnh Cục Thống kê cung cấp

Những trường hợp được xem không có nhà ở

Về vấn đề này, lãnh đạo Cục Thống kê TP HCM cho biết, Một số trường hợp đã sống tại hộ từ 6 tháng trở lên tính đến thời điểm điều tra, nhưng không được tính là nhân khẩu thường trú tại hộ gồm: biên chế ngành công an, quân đội, học sinh phổ thông đến trọ học, ở nhờ, những người đến du lịch và chữa bệnh có thời hạn dưới 1 năm.

"Không có nhà ở là những người không đáp ứng được điều kiện về nhà ở về sàn, mái và tường đã nêu. Nơi ở của họ có thể là lều, bạt, trại được dựng tạm bên đường hoặc bãi đất bỏ hoang. 39 hộ không có nhà ở mà Cục đã thống kê, chủ yếu rơi vào các hộ đang sống trên thuyền bè ở huyện Cần Giờ." - lãnh đạo Cục Thống kê khẳng định.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn